Kinhtedothi - Đại biểu Quốc hội cho rằng để các thầy, cô giáo chuyên tâm cho việc dạy học, cơ quan soạn thảo nghiên cứu bỏ quy định trường học thu tiền bảo hiểm y tế (BHYT) cho học sinh.
Tin liên quan
Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội với Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường
Tổ chức bộ máy chính quyền đô thị tinh gọn, hoạt động hiệu quả
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 31/10, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.
Các đại biểu tham dự phiên thảo luận chiều 31/10 - Ảnh: Quochoi.vnPhát biểu thảo luận, đại biểu Quốc hội Trần Thị Thu Hằng (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông) cho rằng, để đồng bộ với Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024, Luật Khám bệnh, chữa bệnh và các luật khác có liên quan; đồng thời khắc phục các tồn tại, hạn chế mang tính cấp bách của luật hiện hành, việc trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT để Quốc hội cho ý kiến thông qua theo quy trình một kỳ họp là cần thiết.
Góp ý vào nội dung cụ thể của Dự thảo Luật, đại biểu Trần Thị Thu Hằng nêu, để các thầy giáo, cô giáo chuyên tâm cho việc dạy học, trả đúng vị trí cho thầy cô để dành thời gian, tâm huyết cho nghề cao quý, đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, đánh giá để sửa đổi điều 7b về trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định của Luật BHYT hiện hành và các quy định có liên quan, theo hướng bỏ quy định việc nhà trường thu tiền để thực hiện thủ tục để mua BHYT cho học sinh.
Đại biểu Quốc hội Trần Thị Thu Hằng (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông) - Ảnh: Quochoi.vnThay vào đó, trách nhiệm này được giao cho chính quyền địa phương, cơ quan bảo hiểm. Nhà trường chỉ có trách nhiệm cung cấp danh sách học sinh cho cơ quan bảo hiểm và thực hiện việc phổ biến, tuyên truyền cho phụ huynh, học sinh trong việc mua BHYT.
Đại biểu Quốc hội Châu Quỳnh Dao (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang) bày tỏ phấn khởi khi Ban soạn thảo đã lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cử tri về Dự thảo Luật này. Nhiều điều khoản của Dự thảo Luật đã được tiếp thu, sửa đổi theo hướng có lợi cho người dân như mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách được Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ.
Quan tâm đến mục tiêu bao phủ BHYT toàn dân sớm đạt được, đại biểu Châu Quỳnh Dao góp ý xoay quanh vấn đề đối tượng tham gia BHYT đối với học sinh, sinh viên. Đại biểu đề xuất bãi bỏ điểm d khoản 6 điều 13 của Dự thảo Luật: “Trường hợp đối tượng tham gia BHYT quy định tại khoản 4, Điều 12, đồng thời buộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 Điều 12 Luật này thì được lựa chọn theo đối tượng đóng phù hợp”, có nghĩa là dự thảo Luật mở cho các em được đóng theo nhóm đối tượng hộ gia đình hoặc học sinh, sinh viên tại nhà trường.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thu Dung (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình) - Ảnh: Quochoi.vnĐại biểu cho rằng, mức đóng của học sinh, sinh viên bằng 4,6% mức lương cơ sở. Với mức đống này, đông đảo cử tri cho rằng vẫn cao so với thu nhập của họ. Do đó, đại biểu Châu Quỳnh Dao đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc giữ theo quy định hiện hành.
Đồng thời đại biểu kiến nghị Nhà nước tiếp tục tăng mức hỗ trợ ngân sách Nhà nước tối thiểu là 50% cho các học sinh, sinh viên tham gia BHYT. Bởi vì đây là một trong những tiền đề rất quan trọng tiến tới đạt được mục tiêu bao phủ BHYT toàn dân.
Cùng quan tâm đến vấn đề BHYT cho học sinh, sinh viên, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thu Dung (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình) đề nghị tăng hỗ trợ mức đóng lên 50% và đóng theo cơ sở giáo dục đào tạo mà không để tự lựa chọn hình thức đóng. Như vậy sẽ kéo theo 2,8% số học sinh, sinh viên còn lại chưa tham gia sẽ tham gia BHYT.
Đăng thảo luận