Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại buổi làm việc chiều 11/10 với 5 tỉnh, thành phố gồm Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định về giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chủ trì buổi làm việc với các bộ ngành và 5 địa phương miền Trung về giải ngân vốn đầu tư công. Ảnh: Hoài Văn.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), trong số 5 địa phương có 3 địa phương có tỷ lệ giải cao hơn mức trung bình của cả nước là Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Định, còn lại Quảng Nam, Quảng Ngãi có tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình của cả nước.
Bộ KH&ĐT đánh giá, công tác tổ chức triển khai thực hiện tại các bộ, ngành và địa phương còn nhiều bất cập. Cùng mặt bằng pháp lý có bộ, cơ quan trung ương, địa phương giải ngân tốt nhưng vẫn có những bộ, cơ quan trung ương, địa phương có tỷ lệ giải ngân chưa tốt; trong một số thời điểm, tại một số dự án, một số bộ, ngành, địa phương chưa thực sự quyết liệt, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chưa được đề cao, chưa rõ nét.
Các địa phương nêu ra nhiều khó khăn trong thực tế triển khai giải ngân vốn như vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB); năng lực quản lý dự án của chủ đầu tư và năng lực triển khai dự án của nhà thầu; khó khăn về thiếu đất đắp nền và cát xây dựng. Ngoài ra, tính đặc thù của các tỉnh duyên hải miền Trung, các tháng cuối năm thường là mùa mưa bão, nguy cơ sạt lở đất cao, ảnh hưởng đến công tác thi công trên thực địa của nhiều dự án…
Kết luận buổi làm việc, Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình, đề nghị các bộ ngành ghi nhận đầy đủ các ý kiến về các khó khăn, vướng mắc mà địa phương nêu, vấn đề nào thuộc trách nhiệm của bộ thì giải quyết, vấn đề nào còn vướng thì báo cáo Chính phủ. Chỉ thị Thủ tướng nêu rõ vai trò giải ngân đầu tư công rất quan trọng đến tăng trưởng kinh tế, do đó, dù khó khăn thế nào cũng phấn đấu đạt được chỉ tiêu.
Quang cảnh buổi làm việc.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình đề nghị các bộ, ngành, địa phương bám sát chỉ đạo của Chính phủ và theo dõi sát tình hình địa phương. Những giải pháp Chính phủ đưa ra khá đầy đủ cần nghiên cứu áp dụng. Địa phương phải chủ động, tập trung gỡ vướng trong giải phóng mặt bằng, thiếu vật liệu xây dựng…
Lãnh đạo Chính phủ hoan nghênh Quảng Nam đã thành lập được các tổ công tác giải quyết các vấn đề, đẩy nhanh giải ngân vốn, các tỉnh khác cần học tập. Quá trình đôn đốc giải ngân vốn cũng phải có kiểm tra, giám sát, tiến độ giải ngân ở các cơ sở.
“Về trách nhiệm, đề nghị Bí thư, Chủ tịch các tỉnh xác định trách nhiệm chính trị trong giải ngân vốn đầu tư công, xem như đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Các địa phương cần nỗ lực hết sức, quyết liệt cùng với Chính phủ thực hiện mục tiêu giải ngân 95% vốn" - Phó Thủ tướng yêu cầu.
Đối với dự án, công trình thuộc chương trình mục tiêu quốc gia hiện còn manh mún, phân cấp sâu nhưng năng lực cán bộ ở cơ sở thực hiện thì rất hạn chế. Do đó, địa phương cần tăng cường cán bộ có năng lực của tỉnh về hỗ trợ các huyện.
“Tình trạng hiện nay là tiền thì có mà dân thì chờ, cần quan tâm giải ngân công trình mục tiêu quốc gia, bởi vấn đề này không chỉ liên quan giải ngân đầu tư công mà nâng cao đời sống người dân vùng núi, vùng khó khăn” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng yêu cầu cam kết tiến độ rõ ràng trong giải ngân vốn đầu tư công 30/08/2024 Thủ tướng yêu cầu thay thế kịp thời cán bộ trì trệ trong giải ngân vốn đầu tư công 09/08/2024 Bí thư Quảng Nam: 'Việc chưa làm được, còn bị phê bình phải nghiêm túc xem lại mình' 09/10/2024Kinh tế
Phó Thủ tướng làm việc với 5 tỉnh, thành miền Trung về vốn đầu tư công
Kinh tế
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Đội ngũ doanh nhân Việt Nam phát huy tinh thần dân tộc, lòng yêu nước
Kinh tế
Giá vàng nhẫn bật tăng trở lại
Kinh tế
Chi tiết số tiền người dùng phải trả mỗi tháng khi tăng giá điện
Kinh tế
Đăng thảo luận