Bộ NN&PTNT đưa ra các giải pháp khôi phục sản xuất sau bão lũ 第1张 Khẩn trương xử lý sự cố sạt lở trên đê thuộc địa bàn thành phố Chí Linh. (Ảnh: TTXVN phát) Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link

Mặc dù bão số 3 là cơn bão rất mạnh đổ bộ vào nước ta, song công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão, mưa lũ được sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt từ sớm từ xa của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, các lực lượng, đặc biệt là lực lượng quân đội, công an, lực lượng xung kích phòng chống thiên tai ở cơ sở... nên đã giảm thiểu được thiệt hại.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các lực lượng, đặc biệt là lực lượng quân đội, công an, lực lượng xung kích phòng chống thiên tai ở cơ sở đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ qua đó đã hướng dẫn cho 51.319 tàu cá/219.913 người và phương tiện, tàu vận tải hoạt động trên biển thoát ra khỏi vùng nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú về nơi tránh trú; tổ chức sơ tán 52.979 người trên lồng bè, chòi canh nuôi thủy sản, nhà yếu đến nơi an toàn; sơ tán, di dời 74.526 hộ/130.246 người tại các vùng ngập sâu do lũ đến nơi an toàn.

Lực lượng quân đội đã huy động 438.275 người, 6.642 phương tiện ứng phó với bão; 107.911 lượt người và 2.142 lượt phương tiện ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét; lực lượng công an huy động hơn 150.000 cán bộ, chiến sỹ tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão.

Các cấp chính quyền cơ sở, lực lượng xung kích, đoàn thanh niên… được huy động tối đa triển khai ứng phó, khắc phục hậu quả bão, mưa lũ. Chủ động triển khai các giải pháp ứng phó với ngập úng, lũ lụt, đảm bảo an toàn các trọng điểm đê điều, hồ đập xung yếu; tổ chức ứng trực vận hành an toàn, hiệu quả các hồ chứa thủy lợi, thủy điện.

Theo báo cáo của các địa phương, một số thiệt hại của nông nghiệp thống kê đến 6h ngày 15/9/2024 cụ thể: 190.358ha lúa bị ngập úng, thiệt hại; 48.727ha hoa màu bị ngập úng, thiệt hại; 31.745ha cây ăn quả bị hư hại; 3.269 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi; 21.786 con gia súc, 2.621.106 con gia cầm bị chết…

Về sự cố đê điều, có 305 sự cố, trong đó có 182 sự cố xảy ra trên các tuyến đê từ cấp III trở lên; 123 sự cố xảy ra trên các tuyến đê dưới cấp III: 01 sự cố vỡ đê (Tuyên Quang). Tổng thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu trên 31.596 tỷ đồng. Hiện các địa phương đang tiếp tục rà soát, cập nhật thống kê thiệt hại.

Để ứng phó khẩn cấp với mưa lũ, sớm khắc phục hậu quả, ổn định đời sống nhân dân, khôi phục sản xuất sau bão lũ, đồng thời có giải pháp căn cơ lâu dài, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trước mắt đối với vùng đồng bằng, ven biển, tập trung chống lũ, đảm bảo an toàn đê điều sông Hồng-Thái Bình và khắc phục ngay các sự cố trên các tuyến đê sau lũ vì hiện nay, lũ trên các triền sông vẫn ở mức rất cao (báo động 3, trên báo động 3), uy hiếp đến an toàn hệ thống đê điều; các địa phương cần tiếp tục triển khai công tác hộ đê, xử lý kịp thời các sự cố đê.

 Bộ NN&PTNT đưa ra các giải pháp khôi phục sản xuất sau bão lũ 第2张 Nước trên sông Hồng đoạn qua xã Tân Hưng, thành phố Hưng Yên đã rút. (Ảnh: Đinh Văn Nhiều/TTXVN)