Tại Hội nghị, các chuyên gia, diễn giả đến từ Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Trung tâm Sống và Học tập vì môi trường và cộng đồng (Live and Learn Việt Nam) sẽ chia sẻ cho thầy cô giáo, các em học sinh về những thông tin hữu ích liên quan hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt, kinh nghiệm và giải pháp giảm rác từ quốc tế tới Việt Nam, phân loại rác tại chỗ cũng như lộ trình phân loại rác tại nguồn của thành phố Hà Nội.
Thông qua các trò chơi như: rung chuông vàng, trò chơi đi tìm sứ giả xanh..., chuyên gia sẽ hướng dẫn học sinh, thầy cô thực hành phân loại rác tại nguồn một cách hấp dẫn, thú vị.
Thầy cô và học sinh cũng có thể đưa ra những câu hỏi để chuyên gia, diễn giả giải đáp vấn đề phân loại rác.
Ban tổ chức kỳ vọng, sau chương trình sẽ giúp các thầy cô và học sinh được trang bị kỹ năng phân loại rác tại nguồn, từ đó chia sẻ, lan toả hành động hữu ích này trong nhà trường, gia đình và cộng đồng dân cư, góp sức chung vào lộ trình triển khai phân loại rác tại nguồn của thành phố Hà Nội, góp phần bảo vệ môi trường và cảnh quan của Thủ đô.
Cũng tại chương trình, Báo Tiền Phong sẽ trao tặng Phòng GD&ĐT huyện Thanh Trì 16 bộ (48 thùng rác) để phân bổ về cho 4 trường tiểu học, THCS trên địa bàn. Từ đó, giúp cho việc thực hành, triển khai phân loại rác ngay trong các trường học.
Hội nghị Phân loại rác tại nguồn sẽ có sự tham gia của gần 200 giáo viên, học sinh các trường học tại huyện Thanh Trì.
Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, từ ngày 1/1/2025, các địa phương trên cả nước phải thực hiện phân loại rác tại nguồn. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành hướng dẫn kỹ thuật thực hiện phân loại rác tại nguồn.
Theo đó rác thải sinh hoạt được chia làm 3 nhóm gồm chất thải hữu cơ, chất thải có khả năng tái chế, tái sử dụng và chất thải rắn sinh hoạt còn lại. Trong nhóm chất thải rắn sinh hoạt còn lại, cơ quan chức năng lưu ý phân loại riêng chất thải rắn nguy hại và chất thải cồng kềnh
Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường chia sẻ, việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt nhằm thúc đẩy tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải, sản phẩm thải bỏ, tận dụng tối đa giá trị, kéo dài vòng đời của sản phẩm, vật liệu, qua đó giảm tối đa lượng chất thải phải xử lý, góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường.
Thống kê cho thấy, nếu thực hiện tốt phân loại rác tại nguồn sẽ giúp giảm 60-75% lượng rác là rác thực phẩm, giảm 15-20% lượng rác là rác tái chế và chỉ còn khoảng 25-30% rác thải phải mang đi chôn lấp hoặc xử lý tại các nhà máy, mang lại hiệu quả rất lớn với môi trường và sức khoẻ con người.
Xem nhiềuNhịp sống Thủ đô
Cảnh sát giao thông Hà Nội lập chốt trước cổng trường xử lý phụ huynh, học sinh vi phạm
Giáo dục
Đồ án tốt nghiệp của Sinh viên ĐH Duy Tân giành giải 'Áp dụng Công nghệ Đổi mới'
Giáo dục
Xử phạt, yêu cầu ngưng hoạt động một công ty tư vấn du học
Giáo dục
Khi người trẻ bị trí tuệ nhân tạo 'tranh việc'
Xã hội
Đăng thảo luận