TPO - Trước các tác động của biến đổi khí hậu, việc cải tiến mô hình sản xuất, ứng dụng kỹ thuật canh tác mới sẽ giúp nông dân chống chịu tốt hơn trước sự thay đổi của tự nhiên, bảo vệ môi trường, sản xuất xanh, bền vững.

Để giúp người nông dân chuyển đổi sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo tăng trưởng xanh, bền vững, thời gian qua, Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu (Viện DRAGON-Mekong, Trường Đại học Cần Thơ) đã có nhiều hoạt động hỗ trợ kỹ thuật giúp nông dân Cà Mau chuyển đổi canh tác.

Để rõ hơn về các hoạt động chuyển đổi sản xuất theo mô hình mới, thích ứng biến đổi khí hậu, sản xuất xanh và bền vững, chúng tôi có trao đổi với TS. Lê Trần Thanh Liêm - cán bộ điều phối Đề tài Thích ứng Biến đổi khí hậu tại Cà Mau.

 Dựa vào cộng đồng để thích ứng biến đổi khí hậu tại Cà Mau 第1张

TS. Lê Trần Thanh Liêm - Cán bộ điều phối Đề tài Thích ứng Biến đổi khí hậu tại Cà Mau

- Thưa ông, đề tài thích ứng biến đổi khí hậu tại Cà Mau được Trường Đại học Cần Thơ triển khai như thế nào?.

TS. Lê Trần Thanh Liêm: Trong khuôn khổ dự án “Thích ứng Biến đổi Khí hậu ở Cà Mau”, Viện DRAGON-Mekong đã tiến hành các cuộc họp tham vấn với các sở ngành của tỉnh Cà Mau, trực tiếp tiếp xúc với cộng đồng để xác định những thách thức chính trong canh tác. Trên cơ sở mong muốn của người dân xã Trí Phải và xã Tân Lộc (huyện Thới Bình), Viện DRAGON-Mekong đã trao tặng 20 thiết bị quan trắc môi trường nước cho hai hợp tác xã.

Những thiết bị này cho phép các thành viên hợp tác xã đo các thông số chất lượng nước quan trọng như độ mặn, pH, nhiệt độ, độ dẫn điện (EC) và tổng chất rắn hòa tan (TDS), hỗ trợ việc ra quyết định chính xác trong mô hình sản xuất lúa - tôm tại địa phương. Bên cạnh đó, khóa tập huấn giúp nông dân thuộc 2 xã ở Cà Mau cập nhật kiến thức và kỹ thuật canh tác thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu trên địa bàn.

- Hoạt động của đề tài trong thời gian qua ra sao?.

TS. Lê Trần Thanh Liêm: Hiện, Đề tài đã gần kết thúc giai đoạn 1. Trong thời gian còn lại, Ban Quản lý đề tài sẽ hoàn thiện các báo cáo, tài liệu về các giải pháp kỹ thuật để nhân rộng mô hình trong tương lai. Bên cạnh đó, Ban Quản lý đề tài cũng đang xúc tiến các hồ sơ để xin tài trợ thực hiện giai đoạn tiếp theo.

Trong đó, việc phát triển các mô hình tuần hoàn, tái sử dụng các nguồn chất thải hữu cơ, phát triển các giải pháp sinh học (sử dụng vi sinh vật bản địa) để hướng đến nền sản xuất bền vững, kinh tế tuần hoàn ở địa phương. Giải pháp này vừa giảm phát thải khí nhà kính, giảm ô nhiễm môi trường, vừa tạo dinh dưỡng cho đất.

- Kết quả đạt được sau gần 1 năm triển khai dự án ra sao, thưa ông?

TS. Lê Trần Thanh Liêm: Các hoạt động của đề tài đã được địa phương, cộng đồng ghi nhận và đánh giá cao. Trong thời gian qua, 20 thiết bị phân tích nhanh chất lượng nước mặt đã được trao tặng. Từ đây, 2 cộng đồng “Quan trắc và Thích ứng” đã được hình thành. Mỗi cộng đồng bao gồm 30 thành viên tích cực chia sẻ quyền sử dụng các thiết bị này cũng như kết quả đo được cho các nông dân khác trong các nhóm công khai trên mạng xã hội.

Song song đó, dự án cũng tạo được trang chia sẻ thông tin quan trắc chất lượng nước mặt dựa trên sự kết nối dữ liệu quan trắc của Sở NN&PTNT Cà Mau, dữ liệu quan trắc được từ 2 cộng đồng bao gồm 10 điểm tại xã Trí Phải và 10 điểm tại xã Tân Lộc.

 Dựa vào cộng đồng để thích ứng biến đổi khí hậu tại Cà Mau 第2张

Tham quan thực tế mô hình trình diễn về ủ phân hữu cơ từ rơm rạ, xơ dừa và rác thải hữu cơ của nông dân.

Với nông dân, các khóa tập huấn hướng tới nâng cao kiến thức của cộng đồng về tầm quan trọng và thách thức trong sử dụng tài nguyên nước trong nông nghiệp" style="background-color: rgb(255, 255, 255);">canh tác nông nghiệp; cách khai thác dữ liệu phục vụ sản xuất; kỹ thuật và thực hành ủ phân hữu cơ từ phụ phế phẩm nông nghiệp, sản xuất chế phẩm sinh học từ vi sinh vật bản địa; giải pháp phát triển mô hình canh tác lúa – tôm hữu cơ.

Ngoài ra, đề tài đã tổ chức cho 30 nông dân tham quan thực tế ở các mô hình canh tác hiệu quả theo hướng hữu cơ, thích ứng với biến đổi khí hậu trên tại tỉnh Kiên Giang. Những kinh nghiệm học tập được sẽ được chia sẻ cho các thành viên trong “Cộng đồng Quan trắc và Thích ứng” cũng như nông dân trên địa bàn 2 xã ở Cà Mau.

Xin cảm ơn ông!

 Dựa vào cộng đồng để thích ứng biến đổi khí hậu tại Cà Mau 第3张 Sắp rót hơn 17.700 tỷ đồng để miền Tây thích ứng với biến đổi khí hậu 12/08/2024  Dựa vào cộng đồng để thích ứng biến đổi khí hậu tại Cà Mau 第4张 Hơn 72% doanh nghiệp ĐBSCL chịu tác động biến đổi khí hậu 01/08/2024  Dựa vào cộng đồng để thích ứng biến đổi khí hậu tại Cà Mau 第5张 Khởi động dự án sức khỏe trong bối cảnh biến đổi khí hậu và môi trường 10/06/2024 Tân Lộc Xem nhiều

Người lính

Đại tướng Phan Văn Giang dự, chỉ đạo Hội nghị bàn giao nhiệm vụ Tổng cục trưởng Tổng cục 2

Xã hội

Ngư dân Quảng Ngãi phát hiện 'tàu ma' trên biển

Pháp luật

[CLIP]: Kinh hoàng đoàn xe phóng bạt mạng trên phố, tông tử vong người đi đường ở Hà Nội

Nhịp sống phương Nam

Triều cường đạt đỉnh, người dân TPHCM chật vật di chuyển giữa mênh mông nước

Xã hội

Miền Trung đón mưa lớn đỉnh điểm
Tin liên quan  Dựa vào cộng đồng để thích ứng biến đổi khí hậu tại Cà Mau 第6张

Trường Đại học tổ chức triển lãm “Rừng và Biến đổi khí hậu”

 Dựa vào cộng đồng để thích ứng biến đổi khí hậu tại Cà Mau 第7张

Thủ tướng: Cần hành động nhanh hơn để ứng phó với biến đổi khí hậu

 Dựa vào cộng đồng để thích ứng biến đổi khí hậu tại Cà Mau 第3张

Sắp rót hơn 17.700 tỷ đồng để miền Tây thích ứng với biến đổi khí hậu

MỚI - NÓNG  Dựa vào cộng đồng để thích ứng biến đổi khí hậu tại Cà Mau 第9张
2,35 triệu thanh niên hướng về Đại hội Hội LHTN Việt Nam TPHCM
Giới trẻ TPO - Sáng 4/11, Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam TPHCM lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đã chính thức khai mạc tại Nhà Văn hóa Thanh niên TPHCM. Đại hội quy tụ 441 đại biểu thanh niên, đại diện cho hơn 2,35 triệu thanh niên thành phố mang tên Bác.  Dựa vào cộng đồng để thích ứng biến đổi khí hậu tại Cà Mau 第10张
Lùm xùm dự án Bản Mồng: Nhà thầu đã nhiều lần bị ‘sờ gáy’
Kinh tế TPO - Công ty Hoàng Dân và một số doanh nghiệp trong liên danh thi công dự án Bản Mồng từng chậm tiến độ, bị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhắc nhở và cảnh báo chấn chỉnh nhiều lần. Đáng chú ý, doanh nghiệp này còn có mặt trong Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng - dự án trọng điểm, chậm tiến độ và nhiều lần đội vốn.   Dựa vào cộng đồng để thích ứng biến đổi khí hậu tại Cà Mau 第11张
Giá bất động sản nhiều nơi tăng thực hay tăng do thổi giá?
Địa ốc TPO - Chuyên gia kinh tế cho biết, quan sát thực địa tại một số vùng và các môi giới bất động sản thì tình hình thị trường không nóng sốt như các thông tin truyền thông và thị trường sang năm 2025 không lo sốt, có thanh khoản khá để người muốn bán thì bán được.