Hoạt động thủy triều bên dưới sông băng Thwaites ở Nam Cực sẽ đẩy nhanh tốc độ tan chảy của sông băng trong thế kỷ này - theo nghiên cứu mới của Dự án Hợp tác Sông băng Thwaites quốc tế (ITGC)

Với sự tham gia của các nhà khoa học thuộc Cơ quan Khảo sát Nam Cực Anh, Quỹ Khoa học quốc gia Mỹ và Hội đồng Nghiên cứu môi trường tự nhiên Anh.

Có kích cỡ tương đương bang Florida của Mỹ, sông băng khổng lồ này được giới khoa học đặc biệt quan tâm bởi nó có thể tác động nghiêm trọng tới mực nước biển - lý do khiến nó có biệt danh là "tận thế".

 Được ví như chiếc mỏ neo níu lại tấm băng Tây Nam Cực, nhiều khu vực trên sông băng Thwaites có độ dày 2 km. 

Nếu Thwaites tan chảy nhanh hơn, toàn bộ tấm băng có thể mất ổn định, dẫn đến sụp đổ. Trong trường hợp đó, mức nước biển sẽ tăng thêm 65 cm. Còn nếu tấm băng tan chảy hoàn toàn, nước biển sẽ tăng thêm tới 3,3 m.

 Hiểm họa từ sông băng "tận thế" 第1张

Các nhà khoa học cho rằng sông băng Thwaites đang tan nhanh Ảnh: PA

Theo TS Rob Larter, nhà địa vật lý hải dương tham gia nghiên cứu của ITGC, sông băng Thwaites đã thu hẹp trong hơn 80 năm qua và tiến trình này bị đẩy nhanh trong 30 năm gần đây nhất. 

Sử dụng một robot hình ngư lôi, các nhà khoa học xác định bên dưới Thwaites vốn được cách nhiệt bởi một lớp nước lạnh mỏng. 

Tuy nhiên, ở những khu vực mà sông băng tách khỏi đáy biển, thủy triều đang bơm nước biển ấm dưới áp suất cao vào sâu tới 10 km dưới lớp băng. Hoạt động này cắt đứt lớp cách nhiệt kể trên và có khả năng đẩy nhanh việc tách sông băng ra khỏi đáy biển.

  • Khoan sông băng Ngày Tận Thế, lộ “bí mật ớn lạnh” 5.000 năm trướcĐỌC NGAY

Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra kịch bản tồi tệ nhất, đó là các vách băng cao 100 m hoặc hơn hình thành ở phía trước Thwaites rồi nhanh chóng vỡ ra thành các tảng băng trôi, khiến mực nước biển có thể tăng thêm hàng chục cm trong thế kỷ này. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết vẫn còn quá sớm để biết kịch bản này có xảy ra hay không. 

Một câu hỏi quan trọng khác là liệu còn khả năng đảo ngược sự tan chảy của Thwaites hay không. Theo bà Michelle Maclennan, nhà khoa học khí hậu của Trường ĐH Colorado (Mỹ), thường thì lượng tuyết rơi lớn ở Nam Cực sẽ bù đắp cho lượng băng mất đi. "Nhưng vấn đề là đang có sự mất cân bằng: Lượng băng mất đi nhiều hơn lượng tuyết rơi" - bà nhấn mạnh.