Những câu chuyện về người phụ nữ khổ khi chồng giữ tiền không phải là cá biệt trong thời đại ngày nay.

1. Bạn tôi sinh ra trong một gia đình làm nông, thu nhập chủ yếu từ ruộng vườn, vừa đủ trang trải cuộc sống một cách… khiêm tốn. Tiền mua bán gì, ba anh cũng quản lý.

Đến tuổi già, con cái gửi tiền phụng dưỡng cha mẹ, ông cũng là người… quản lý. 

Mỗi khi mẹ anh đi chợ, ba là người đưa tiền, mẹ anh luôn đắn đo trong việc mua thứ này thứ kia cho vừa tiền, vừa lòng chồng. 

Biết tính ba như vậy, anh thường gửi riêng một ít cho mẹ để bà thoải mái hơn khi muốn mua cái này cái nọ cho con cháu, người thân và làm những điều mình muốn. Tuy không nhiều nhưng được "tự chủ" về tiền bạc giúp bà thấy vui hơn.m

 Khi chồng... giữ tiền 第1张

2. Em họ tôi thỉnh thoảng lại rơi nước mắt khi nghĩ về cách quản lý tiền của ba. Em thương mẹ không làm ra tiền mà ba thì chi li từng đồng, dù thu nhập thuộc dạng khá. 

Em kể tiền của ba để đâu, mẹ cũng không dám đụng tới. Chỉ cần thiếu mấy ngàn đồng là ba biết ngay. Nhiều lúc đi chợ, muốn mua thêm gì đó, mẹ em cũng không dám. Thích cái áo, cái quần cũng phải hỏi ý kiến chồng. Muốn mua gì cho ông bà nội - ngoại cũng phải giấu bởi tiền ấy cũng từ những món hàng bán trong vườn nhà. Mẹ quần quật làm việc kinh doanh phụ ba nhưng "không lương".

TIN LIÊN QUAN
  •  Khi chồng... giữ tiền 第2张

    Vợ hay chồng quản lý tài chính gia đình?

  •  Khi chồng... giữ tiền 第3张

    Kinh nghiệm quản lý tài chính gia đình

3. Chị hàng xóm của tôi có anh chồng giỏi giang kiếm ra tiền nên chị không phải đi làm, ở nhà nội trợ, đưa đón con đi học. 

Nhiều người nhìn vào nói chị sướng vì được chồng nuôi, không bị áp lực công việc như những người đi làm. 

Thế nhưng, đâu ai thấy những việc không tên mà chị phải gánh khi "làm việc nhà và làm việc tại nhà", xoay như chong chóng từ sáng đến tối vẫn luôn bị nhà chồng ra vào dè bỉu "ăn bám", đồng tiền chồng kiếm ra bao nhiêu, chị không biết vì chỉ được phát tiền chợ mỗi ngày. Chị chia sẻ phụ nữ làm nội trợ thấy vậy mà không phải vậy vì họ có những nỗi khổ tâm khó nói thành lời.

Trên thực tế, phụ nữ "làm việc nhà" có khá nhiều thiệt thòi. Nỗi thiệt thòi ấy rất nhiều người đàn ông không nhìn thấy hoặc cố tình không muốn thấy, không muốn biết. 

Họ nghĩ mình bươn chải ngược xuôi, vất vả đủ điều để kiếm tiền nhưng họ không nghĩ đến sự vất vả không kém của người vợ khi không trực tiếp kiếm ra tiền nhưng tạo ra một mái ấm. 

Những câu chuyện về người phụ nữ khổ khi chồng giữ tiền không phải là cá biệt trong thời đại ngày nay. 

Ông bà ta nói "của chồng công vợ" - chồng vất vả kiếm tiền, vợ cũng vất vả không kém, thậm chí vất vả hơn nhiều trong công việc chăm sóc con, làm việc nhà. Để vợ tự chủ về tiền bạc cũng là cách trân trọng những giá trị thầm lặng mà họ tạo nên mỗi ngày trong mái ấm gia đình.