Theo tiếng dân tộc Mông, "Gầu Tào" có nghĩa là "chơi ngoài trời" hay "hội chơi đồi." Gầu Tào là lễ hội có ý nghĩa rất lớn, quan trọng đối với đồng bào dân tộc Mông, thường được tổ chức vào dịp đầu Xuân.
Mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chính thức đưa Lễ hội Gầu Tào của người Mông các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn, tỉnh Yên Bái vào Danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia ở loại hình lễ hội truyền thống.
Lễ hội Gầu Tào gồm phần lễ và phần hội. Cây nêu là biểu tượng chính, là "phần hồn" của sinh hoạt tín ngưỡng truyền thống và là nghi lễ đặc sắc được chú ý nhất trong lễ hội. Hoạt động đầu tiên trong phần lễ là dựng cây nêu. Cây nêu là biểu tượng cho sự trường tồn và mạnh mẽ của người Mông trên mảnh đất cao cằn cỗi.
Một nghệ nhân cao tuổi có uy tín trong làng bản sẽ chọn ngày giờ rồi tiến hành chặt cây nêu, chặt không được để nêu chạm đất mà phải hạ cây nêu từ từ xuống và phân công người thay nhau khênh, vác ra sân vận động để dựng và trang trí thật đẹp mắt.
Đăng thảo luận