Tính riêng từ đầu tháng 10 trở lại đây, điểm danh các ngân hàng có tăng lãi suất tiền gửi bao gồm: LPBank, Bac A Bank và Eximbank tăng lãi suất tiết kiệm. Theo đó, ngân hàng Eximbank điều chỉnh lãi suất dao động từ 3,1%/năm đến 5,8%/năm áp dụng cho kỳ hạn từ 1 - 24 tháng.
Ngân hàng Bac A Bank tăng lãi suất huy động tại các kỳ hạn từ 1 đến 11 tháng với mức điều chỉnh trung bình từ 0,1 - 0,15%/năm. Hiện lãi suất của ngân hàng này dao động ở ngưỡng 3,8% - 5,85%/năm ở kỳ hạn 24 tháng.
Ngân hàng LPBank thì điều chỉnh lãi suất tiết kiệm tăng mạnh từ 0,3 - 0,6%/năm lãi suất tiết kiệm từ 1 - 60 tháng. Mức lãi suất niêm yết cao nhất tại nhà băng này là 5,9%/năm áp dụng cho kỳ hạn 18 - 60 tháng.
Lãi suất tiết kiệm có dấu hiệu đảo chiều.
Trong khi đó, ngân hàng Techcombank lại giảm lãi suất tiết kiệm 2 lần với mức giảm trung bình mỗi lần là 0,1%/năm. Lãi suất tiết kiệm cao nhất tại Techcombank hiện niêm yết ở mức 4,75%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 12 tháng.
Trước đó, làn sóng tiết kiệm tăng bắt đầu từ tháng 4 và liên tục lan rộng. Chỉ riêng nửa cuối của tháng 4 ghi nhận 15 ngân hàng tăng lãi suất. Đà tăng lãi suất tiết kiệm tiếp tục duy trì các tháng tiếp theo và chủ yếu đến từ nhóm ngân hàng cổ phần tư nhân. Theo đó, mỗi tháng trên 20 ngân hàng thương mại tăng lãi suất huy động.
Theo giới chuyên gia, áp lực thanh khoản khiến một số ngân hàng gặp khó khăn về việc huy động vốn, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ. Những ngân hàng có quy mô nhỏ thường có ít khách hàng gửi tiền và phụ thuộc nhiều vào thị trường liên ngân hàng để duy trì thanh khoản.
Nhiều ngân hàng buộc phải tăng lãi suất tiết kiệm để thu hút vốn. Lãi suất huy động ở trên thị trường liên ngân hàng đều gia tăng, góp phần làm gia tăng chi phí vốn của ngân hàng. Việc giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ nền kinh tế sẽ gặp nhiều khó khăn.
Những tháng gần đây, Ngân hàng Nhà nước tăng cường điều tiết tăng lượng cung tiền vào hệ thống qua kênh OMO. Động thái này nhằm giúp giảm bớt áp lực này, duy trì thanh khoản ổn định, đồng thời giải quyết vấn đề thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, giúp giảm lãi suất và hỗ trợ nền kinh tế. Tuy nhiên, bắt đầu từ đầu tháng 10, xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm chậm lại.
Chứng khoán Vietcombank cho rằng, trong điều kiện kinh tế vĩ mô ghi nhận những dấu hiệu khả quan, cùng định hướng điều hành của Ngân hàng Nhà nước, thanh khoản được kỳ vọng ổn định và dồi dào hơn, lãi suất liên ngân hàng có thể giảm trở lại.
Dù đã có dấu hiệu chậm lại, song lãi suất huy động được dự báo vẫn chịu áp lực tăng trong những tháng cuối năm nay.
Trong báo cáo phân tích mới công bố, Chứng khoán MB cho rằng, trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng đang tăng nhanh gấp 3 lần so với tốc độ tăng của huy động vốn, các ngân hàng ráo riết tăng lãi suất huy động nhằm nâng cao tính cạnh tranh của kênh tiết kiệm so với các kênh đầu tư khác trên thị trường.
"Chúng tôi dự báo lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại lớn sẽ có thể nhích thêm 0,5%, quay về mức 5,2-5,5%/năm vào cuối năm 2024", báo cáo MB viết.
‘Đua’ lãi suất huy động, ngân hàng nào cao nhất? 10/07/2024 Lãi suất huy động ngân hàng cao nhất 9,5%/năm 22/06/2024 'Nóng' lãi suất huy động: 5 ngân hàng tăng 2 lần trong nửa tháng 16/06/2024Kinh tế
Giá vàng thế giới bứt tốc tăng cao kỷ lục
Kinh tế
Giá vàng nhẫn tăng cao nhất lịch sử
Kinh tế
Thương lái Trung Quốc 'quay xe', giá cau ở Quảng Ngãi lao dốc
Kinh tế
Đề xuất nghỉ 4 ngày Quốc khánh năm 2025, dịp 30/4 nghỉ 5 ngày
Kinh tế
Đăng thảo luận