TPO - Lần đầu tiên xác lập các quy định đối với nhà giáo ngoài công lập hay chính sách tiền lương, chính sách bảo vệ, thu hút… là những điểm mới trong Dự thảo Luật Nhà giáo, theo Bộ GD&ĐT.

Bộ GD&ĐT cho biết, Dự thảo Luật Nhà giáo có nhiều điểm mới.

Thứ nhất, lần đầu tiên xác lập các quy định đối với nhà giáo ngoài công lập: Luật Nhà giáo áp dụng với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập và nhà giáo trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Điều này giúp “lấp đầy” khoảng trống về pháp lý với nhà giáo ngoài công lập khi Luật Viên chức chỉ có chế tài với “người Việt Nam được tuyển dụng và làm việc trong cơ sở giáo dục công lập”.

Lần đầu tiên, vị trí pháp lý của nhà giáo ngoài công lập được xác lập đầy đủ, đồng bộ với tư cách nhà giáo chứ không chỉ là người lao động theo cơ chế hợp đồng lao động.

Thứ hai, nhà giáo được chuẩn hóa qua hệ thống chức danh, chuẩn nghề nghiệp: Theo thống kê, đội ngũ nhà giáo hiện nay có tới 6 nhóm đối tượng là công chức, viên chức, người lao động, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục tại các trường trong hệ thống các cơ quan Đảng, Mặt trận, đoàn thể. Các nhóm nêu trên lại gắn với từng cấp học và trình độ đào tạo dẫn đến một số quy định về nhà giáo thực hiện chưa đồng bộ, thống nhất.

 Nhiều điểm mới trong dự thảo Luật Nhà giáo 第1张

Nội dung giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo là một trong những điểm mới trong dự thảo Luật Nhà giáo.

Luật Nhà giáo chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo thông qua hệ thống chức danh, chuẩn nghề nghiệp nhà giáo với các tiêu chuẩn bám sát yêu cầu về năng lực nghề nghiệp nhưng vẫn đảm bảo yếu tố riêng biệt gắn với từng cấp học và trình độ đào tạo.

Thứ ba là chính sách tuyển dụng, sử dụng gắn với đặc điểm hoạt động nghề nghiệp: Quy định việc tuyển dụng nhà giáo đảm bảo phải có thực hành sư phạm nhằm lựa chọn người có đủ năng lực gắn với chuẩn nghề nghiệp nhà giáo, đáp ứng hoạt động nghề nghiệp nhà giáo theo từng cấp học, trình độ đào tạo.

Các chính sách điều động, biệt phái, thuyên chuyển, dạy liên trường, liên cấp đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập được quy định đầy đủ, làm căn cứ để bố trí, phân công nhà giáo phù hợp với đặc điểm hoạt động nghề nghiệp và các yêu cầu của ngành Giáo dục..

Thứ 4 là chính sách bảo vệ, thu hút nhà giáo: Nhà giáo được bảo vệ thông qua quyền và những điều không được làm đối với nhà giáo theo định hướng tăng quyền chủ động, sáng tạo và tăng tính bảo vệ nhà giáo trong hoạt động nghề nghiệp.

Thu hút, trọng dụng người có trình độ cao, người có tài năng, người có năng khiếu đặc biệt, người có kỹ năng nghề cao làm nhà giáo; nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Thứ 5 là chính sách tiền lương và đãi ngộ: Trong dự thảo Luật Nhà giáo, lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp; có chế độ ưu tiên trong chế độ tiền lương và phụ cấp cao hơn so với các nhà giáo khác đối với nhà giáo cấp học mầm non; công tác ở nơi đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; trường chuyên biệt, trường chuyên biệt khác; thực hiện giáo dục hòa nhập; là người dân tộc thiểu số và nhà giáo ở một số ngành nghề đặc thù; Nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

Tuổi nghỉ hưu của nhà giáo có quy định riêng phù hợp với đặc điểm hoạt động nghề nghiệp. Trong đó, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non nếu có nguyện vọng thì có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi. Nhà giáo có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có trình độ tiến sĩ và nhà giáo làm việc trong các ngành, lĩnh vực chuyên sâu đặc thù được hưởng chế độ nghỉ hưu ở tuổi cao hơn.

Thứ 6 là tăng giao quyền chủ động cho ngành giáo dục: Dự thảo Luật Nhà giáo cũng đưa nội dung giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo. Trong đó, Bộ GD&ĐT, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì xây dựng chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển, tổng biên chế đội ngũ nhà giáo thuộc thẩm quyền quản lý trình cấp có thẩm quyền quyết định; ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn tuyển dụng, nội dung thực hành sư phạm trong thi/xét tuyển nhà giáo; điều phối biên chế nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập theo số lượng được cơ quan có thẩm quyền giao.

Các cơ quan quản lý giáo dục chủ trì (hoặc phân cấp cho cơ sở giáo dục) thực hiện tuyển dụng, điều động, bố trí, đánh giá, bổ nhiệm nhà giáo.

Hà Linh Xem nhiều

Giáo dục

Thu hồi bằng tiến sĩ của ông Vương Tấn Việt; Bỏ đề xuất miễn học phí cho con giáo viên

Giáo dục

Trường ĐH Y Dược có thêm bệnh viện hiện đại cho sinh viên thực hành

Giáo dục

Thông tin mới vụ lớp học di dời điều hòa cũ hết gần 4 triệu gây xôn xao dư luận

Giáo dục

Đổ tiền lấy chứng chỉ IELTS từ sớm: Được ‘tô hồng’ nên phụ huynh bị đánh lừa?

Giáo dục

Quốc gia nào vừa phát hiện trữ lượng dầu lớn nhất thế giới?
Tin liên quan  Nhiều điểm mới trong dự thảo Luật Nhà giáo 第2张

Bộ GD&ĐT rút quy định chứng chỉ hành nghề khỏi dự thảo Luật Nhà giáo: Có tiếc hay không?

 Nhiều điểm mới trong dự thảo Luật Nhà giáo 第3张

Góp ý dự thảo Luật Nhà giáo: Thu nhập của viên chức phải đảm bảo nhu cầu cuộc sống

 Nhiều điểm mới trong dự thảo Luật Nhà giáo 第4张

Hơn 500.000 giáo viên góp ý kiến để xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo

 Nhiều điểm mới trong dự thảo Luật Nhà giáo 第5张

Dự thảo luật Nhà giáo: Nhà giáo không được ép học sinh học thêm

MỚI - NÓNG  Nhiều điểm mới trong dự thảo Luật Nhà giáo 第6张
Nhiều cây xanh gãy đổ, kẹt xe nối dài hướng Vũng Tàu đi Bà Rịa
Nhịp sống phương Nam Trong cơn mưa, một số cây đổ chắn ngang đường hướng từ TP Vũng Tàu đi TP Bà Rịa khiến các phương tiện không thể đi qua  Nhiều điểm mới trong dự thảo Luật Nhà giáo 第7张
Xe chuyển phát nhanh bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi
Xã hội TPO - Một xe tải chở hàng chuyển phát nhanh, lưu thông trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi thì bất ngờ bốc cháy ngùn ngụt, gây thiệt hại tài sản.  Nhiều điểm mới trong dự thảo Luật Nhà giáo 第8张
Bản tin Hình sự: Cháu đâm chú trọng thương sau bữa nhậu thịt chó
Pháp luật TPO - TIN NÓNG ngày 27/10: Bắt băng nhóm vào phòng trọ uy hiếp, cướp tài sản của công nhân; Rủ đồng bọn dùng kiếm chém người chỉ vì câu nói ‘không phải việc của mày’; Nguyên nhân dẫn đến vụ thảm án ở quán karaoke Idol Khe Sanh...