Ninh Thuận đẩy mạnh phát triển du lịch dựa vào giá trị di sản 第1张 Du khách tham quan Di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia đặc biệt tháp Po Klong Garai (phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm). (Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN) Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link

Nằm ở vùng duyên hải miền Trung, Ninh Thuận là vùng đất giàu truyền thống văn hóa và lịch sử, nhiều di sản văn hóa đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách.

Các di sản không chỉ là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, mà còn là tài nguyên quan trọng, được địa phương đẩy mạnh khai thác để thúc đẩy phát triển du lịch trong giai đoạn mới.

Thực hiện Đề án phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030, tỉnh Ninh Thuận đề ra mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đó, tỉnh xác định phải chú trọng phát triển du lịch văn hóa, gắn với bảo tồn, phát huy giá trị di sản để tạo ra các sản phẩm mới lạ, khác biệt, mang nét đặc trưng riêng, trọng tâm là du lịch biển và du lịch văn hóa Chăm.

Tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận Nguyễn Long Biên, tỉnh đang tập trung xây dựng và làm mới các sản phẩm du lịch, chuyển đổi từ tăng trưởng chiều rộng sang chiều sâu, ưu tiên phát triển các sản phẩm chất lượng cao mang đậm bản sắc văn hóa địa phương.

 Ninh Thuận đẩy mạnh phát triển du lịch dựa vào giá trị di sản 第2张 Du khách đi tàu tham quan Danh thắng cấp quốc gia vịnh Vĩnh Hy tại xã Vĩnh Hải (Ninh Hải, Ninh Thuận). (Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN)

Do đó, tỉnh đang đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng, phát triển các sản phẩm du lịch gắn với giá trị lịch sử, văn hóa theo hướng chuyên nghiệp và bền vững.

Ủy ban Nhân dân tỉnh giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp đơn vị liên quan tiếp tục điều tra, nghiên cứu, trình các cấp xét duyệt xếp hạng di tích; đẩy mạnh nghiên cứu, phục dựng để bảo tồn và giới thiệu di sản văn hóa, văn nghệ dân gian tiêu biểu của các dân tộc bằng nhiều hình thức, chú trọng phát triển ứng dụng công nghệ số nhằm gia tăng trải nghiệm cho du khách tại di tích, bảo tàng, Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm, điểm tham quan du lịch.

Đối với các di tích có thể khai thác, phục vụ du lịch, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng, kết nối di tích với các danh lam thắng cảnh và địa phương lân cận để thu hút du khách tới tham quan, tìm hiểu giá trị di sản.