Thế giới sẽ lạc hậu hàng thập kỷ nếu xảy ra một vụ nổ hạt nhân ngoài không gian 第1张 Hàng nghìn vệ tinh đang hoạt động tại quỹ đạo Trái Đất tầm thấp. (Nguồn: Viện Công nghệ Massachusetts) Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link

Vào tháng 2/2022, Nga đã phóng một vệ tinh có tên Cosmos 2553 với tuyên bố nhằm nghiên cứu tác động của bức xạ vũ trụ đối với các thiết bị điện tử.

Tuy nhiên, đến tháng 2/2024, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ Mike Turner tiết lộ Mỹ lo ngại Nga sử dụng vệ tinh Cosmos 2553 để tiến hành các cuộc thử nghiệm có thể dẫn đến việc triển khai vũ khí hạt nhân vào quỹ đạo không gian.

Các quan chức Mỹ cảnh báo chưa có loại vũ khí nào như vậy được triển khai ngoài không gian nhưng điều này không còn là chuyện khoa học viễn tưởng nữa.

Vậy một vụ nổ hạt nhân trong không gian sẽ như thế nào và mức độ phá hủy sẽ ra sao?

Các vệ tinh ngoài cùng nằm trong quỹ đạo địa không đồng bộ với vòng quay của Trái Đất hoạt động ở độ cao khoảng 35.400km. Các vệ tinh này thường có chức năng truyền phát sóng truyền hình, phát thanh, thông tin liên lạc và dự báo thời tiết.

Ở tầng thấp hơn là phạm vi hoạt động của hàng nghìn vệ tinh - từ hệ thống phát sóng internet Starlink của tỷ phú Elon Musk đến các vệ tinh do thám và giám sát. Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) cũng hoạt động ở quỹ đạo Trái Đất tầm thấp, cách bề mặt hành tinh khoảng 418km.

Trong khi đó, vệ tinh Cosmos 2553 bí ẩn, quay quanh Trái Đất ở độ cao hơn 1.930km - một quỹ đạo chỉ được chia sẻ với 10 vệ tinh khác, tất cả đều đã ngừng hoạt động từ lâu.