Theo Oscar, mặc dù có dấu hiệu ổn định gần Pokrovsk - trọng tâm cuộc tấn công của Nga tại Donetsk, thì tình hình ở Vuhledar lại ngày càng trở nên căng thẳng.
Thị trấn tiền tuyến này nằm cách thành phố Donetsk khoảng 50 km về phía tây nam, và cách ranh giới với tỉnh Zaporizhzhia khoảng 40 km về phía đông.
Lữ đoàn cơ giới số 72 đã bảo vệ Vuhledar trong gần hai năm, khi lực lượng Nga nỗ lực giành quyền kiểm soát thị trấn.
Theo chỉ huy Ukraine, quân đội Nga đang tiến về Vuhledar theo nhiều hướng. "Ngay khi lực lượng Nga tìm thấy cơ hội tiến lên, họ sẽ bắt đầu triển khai các đơn vị tấn công", Oscar nói.
Nga đang sử dụng nhiều loại vũ khí khác nhau trong các cuộc tấn công vào Vuhledar, bao gồm bom dẫn đường, xe bọc thép, pháo binh, súng cối và máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV).
Andrii Kovalenko - thành viên Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine - cho biết hôm 24/9, rằng quân đội Nga đang cố gắng tiến sâu vào Vuhledar từ hai bên sườn.
Vuhledar đã chống chọi với nhiều cuộc tấn công kể từ khi xung đột bùng phát, và đã trở thành chìa khóa cho hệ thống phòng thủ của Ukraine ở phía nam Donetsk.
Federico Borsari, thành viên của Trung tâm Phân tích Chính sách Châu Âu (CEPA), chia sẻ với tờ Kyiv Independent rằng: "Việc mất Vuhledar không chỉ là đòn giáng mạnh vào tinh thần của lực lượng Ukraine, mà còn là diễn biến rất nghiêm trọng có khả năng đe dọa đến an ninh của toàn bộ khu vực phía tây nam Donetsk do Ukraine kiểm soát, cùng với mối đe dọa đối với sườn phía nam của Pokrovsk".
Lãnh đạo Đức - Ukraine trò chuyện không cần phiên dịch
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Đức Olaf Scholz. (Ảnh: Pravda)
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã có một cuộc gặp riêng vào ngày 23/9 bên lề Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Serhii Nykyforov - Thư ký báo chí của Tổng thống Ukraine, đã đề cập đến các cuộc họp song phương của ông Zelensky tại Liên Hợp Quốc, trong đó có cuộc hội đàm với Thủ tướng Đức Olaf Scholz.
"Hai lãnh đạo đã quyết định tổ chức họp riêng trong phòng kín, thậm chí không có phiên dịch", ông Nykyforov nói. "Họ chọn hình thức này, do đó không gì có thể bị lộ ra ngoài".
Trong một tuyên bố ngắn sau cuộc họp với Thủ tướng Scholz, Tổng thống Zelensky cho biết ông đã nói về "cách đưa hòa bình công bằng đến gần hơn và duy trì sự thống nhất", cũng như về công tác chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh lần hai.
Tổng thống Ukraine Zelensky nói cần buộc Nga chấp nhận hòa bình
Phát biểu trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine không thể được xoa dịu chỉ bằng các cuộc đàm phán.
Tổng thống Zelensky đang tìm kiếm sự ủng hộ của lãnh đạo phương Tây về "kế hoạch chiến thắng" để chấm dứt cuộc xung đột bùng phát hồi tháng 2/2022.
Phát biểu trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm 24/9, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, xung đột sẽ chấm dứt một ngày nào đó, nhưng không phải vì "ai đó chán xung đột" hay thông qua một cuộc trao đổi với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông Zelensky đang ám chỉ đến đề xuất Ukraine nhượng lại một số vùng lãnh thổ mà Nga kiểm soát để giải quyết xung đột.
"Cuộc xung đột này không thể được xoa dịu bằng đàm phán. Cần phải hành động", ông Zelensky nói, đồng thời cảm ơn các quốc gia đã hỗ trợ Ukraine. "Nga chỉ có thể bị ép phải chấp nhận hòa bình. Đó chính xác là điều cần làm, buộc Nga phải chấp nhận hòa bình".
Ukraine hiện phải đối mặt với tương lai bất định. Chiến thắng của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trước Phó Tổng thống Kamala Harris trong cuộc bầu cử ngày 5/11, nếu xảy ra, có thể thúc đẩy việc thiết lập lại chính sách của Washington đối với Ukraine, vốn phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ về quân sự và tài chính của Mỹ.
Tổng thống Zelensky nói rằng, nếu kế hoạch của ông được phương Tây ủng hộ, nó sẽ tác động rộng rãi đến Mátxcơva, thậm chí tác động tâm lý buộc Nga phải chấm dứt xung đột bằng biện pháp ngoại giao.
Ông Zelensky đến nay vẫn chưa tiết lộ nhiều về "kế hoạch chiến thắng", ngoại trừ việc nó sẽ đóng vai trò là cầu nối cho hội nghị thượng đỉnh hòa bình thứ hai do Ukraine thúc đẩy mà Kiev muốn mời Nga tham dự vào cuối năm nay.
Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia đã lên tiếng tại cuộc họp để phản đối việc hội đồng gồm 15 thành viên này tiếp đón ông Zelensky. "Các nước phương Tây không thể kiềm chế việc phá hỏng bầu không khí một lần nữa, cố gắng lấp đầy thời lượng bằng vấn đề Ukraine", ông Nebenzia nói.
Các nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc và Mỹ cũng đã tranh cãi trong cuộc họp liên quan đến xung đột Ukraine.
"Triều Tiên và Iran không phải là những nước duy nhất hỗ trợ Nga", Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói với hội đồng. "Trung Quốc - một thành viên thường trực khác của hội đồng - là nhà cung cấp các công cụ máy móc, vi điện tử và các mặt hàng khác mà Nga đang sử dụng để tái thiết, bổ sung, tăng cường quân đội".
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bác bỏ cáo buộc của Mỹ, rằng sự ủng hộ của Bắc Kinh dành cho Nga đang cho phép nước này tiếp tục chiến dịch ở Ukraine.
"Tôi muốn nói rõ về vấn đề Ukraine, rằng bất kỳ động thái nào đổ trách nhiệm cho Trung Quốc, hoặc chỉ trích và bôi nhọ Trung Quốc đều là vô trách nhiệm và sẽ chẳng đi đến đâu cả", Ngoại trưởng Vương Nghị phát biểu trước hội đồng.
Quân đội Nga dùng bom nhiệt áp tấn công mục tiêu quân sự của đối phương
Bộ Quốc phòng Nga hôm thứ Ba (24/9) công bố đoạn video cho thấy cuộc không kích của quân đội nước này bằng bom ODAB-1500, đã đánh sập một điểm triển khai tạm thời của lực lượng Ukraine gần thị trấn Kupyansk thuộc Kharkiv.
Theo đoạn video được công bố, bom nhiệt áp ODAB-1500 đã đánh trúng một tòa nhà - nơi được cho là binh sĩ Ukraine đang đồn trú. Theo ước tính của Bộ Quốc phòng Nga, vụ nổ lớn do bom gây ra đã phá hủy ít nhất 5 thiết bị quân sự trong khu vực và hạ hơn 40 binh sĩ của lực lượng Ukraine.
(Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga)
ODAB-1500 là loại bom nổ nhiên liệu-không khí (FAE) được Nga phát triển từ những năm 1980. Những quả bom này còn được gọi là vũ khí nhiệt áp và được thiết kế để tạo ra vụ nổ có sức tàn phá cao. Bom hoạt động bằng cách phân tán một đám mây khí dễ cháy, sau đó bốc cháy và tạo ra một vụ nổ lớn. Vụ nổ này tiêu thụ toàn bộ ô xy có sẵn ở khu vực lân cận, tạo ra chân không có thể gây ra vụ nổ thứ cấp có sức tàn phá mạnh không kém.
ODAB-1500 được thiết kế nhằm mục tiêu vào các vị trí kiên cố, đường hầm, chiến hào và các tòa nhà hoặc phương tiện chiến đấu hạng nặng.
ODAB-1500 có đường kính 0,5 m, chiều dài 4,5 m và trọng lượng khoảng 1500 kg. Bom có thể được triển khai từ các máy bay như Su-24 hay Su-34. Chúng tiếp cận mục tiêu bằng cách sử dụng kết hợp hệ thống dẫn đường quán tính và dẫn đường bằng laser.
Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga bắt đầu triển khai bom ODAB-1500 trang bị mô-đun hiệu chỉnh và phổ quát UMPC, giúp chuyển đổi bom thường thành bom dẫn đường có độ chính xác cao, trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine từ đầu năm nay.
UMPC ban đầu được sử dụng với các loại bom nổ mạnh nhỏ hơn như FAB-250 hoặc FAB-500, sau đó chúng bắt đầu được trang bị cho các loại bom chuyên chuyên dụng, bao gồm bom ODAB-1500 nhiệt áp và bom chùm RBK-500.
Năm nay, các mô-đun này đã được điều chỉnh để phù hợp với các loại đạn dược lớn hơn, như bom FAB-3000 có trọng lượng lên đến 3 tấn.
Quân đội Trung Quốc phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa ra Thái Bình Dương 25/09/2024 Máy bay ném bom Tu-95MS của Nga tuần tra nhiều giờ đồng hồ trên Biển Bering 25/09/2024 Hezbollah phóng tên lửa nhắm thẳng trụ sở tình báo Israel 25/09/2024 Theo Kyiv Independent, Pravda, Tass Xem nhiềuThế giới
Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc thông qua kết quả Báo cáo UPR chu kỳ IV của Việt Nam
Thế giới
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Cuba
Thế giới
Xung đột Nga - Ukraine ngày 28/9: Nga loại bỏ lính đánh thuê nước ngoài chiến đấu cho Ukraine ở Kursk
Thế giới
Nổ lớn tại trạm xăng ở Nga, 32 người thương vong
Thế giới
Đăng thảo luận