(Dân trí) - Cộng đồng trong lĩnh vực xe trên khắp cả nước chung tay hỗ trợ bà con miền Bắc chịu thiệt hại nặng nề của bão lũ. Người chuyển tiền đến UBMTTQ, quyên góp nhu yếu phẩm, người đấu giá vật phẩm.
Ngày sinh nhật đặc biệt
"9/9/2024 trở thành ngày sinh nhật đáng nhớ và ý nghĩa nhất trong 34 năm cuộc đời của tôi", anh Nguyễn Kiên, chủ một đơn vị kinh doanh ô tô tại Hà Nội, chia sẻ.
Thoát khỏi cảnh tắc đường trong cơn mưa tầm tã về nhà, anh bồn chồn và lo lắng khi đọc tin tức về cơn bão Yagi càn quét các địa phương Hải Phòng, Quảng Ninh và Hà Nội.
Bão vừa qua, lũ lại kéo đến, đe dọa bà con các tỉnh dọc sông Hồng, vùng núi hứng chịu mưa lũ, sập cầu, mùa màng mất mát, người dân bị chia cắt.
"Ăn vội bát cơm, rồi lướt mạng xã hội mà thấy sốt ruột. Bà con đang cần trợ giúp mà mình thì ở xa quá, biết làm sao bây giờ?", anh Kiên tự hỏi bản thân.
Trong hàng vạn những lời kêu gọi trên mạng xã hội, anh nhận thấy người dân trong vùng bão lũ cần nhất lúc này là áo phao, thuyền và lương thực.
(Anh Kiên tìm mua thuyền phao hỗ trợ người dân tại Yên Bái và Thái Nguyên) (Ảnh: Nhân vật cung cấp).Vận dụng kinh nghiệm nhiều năm mua hàng trực tuyến, anh lần mò khắp các trang mạng, đặt mua được 5 chiếc thuyền phao loại to, chở được 2-3 người, với yêu cầu lấy luôn trong đêm.
Do cửa hàng không vận chuyển, anh Kiên lái xe về xã Đức Thượng (huyện Hoài Đức) rồi vòng ra khu đô thị ở phía Tây Hà Nội thật nhanh để nối chuyến đưa thuyền phao đến với bà con Thái Nguyên ngay trong đêm.
Qua trao đổi với kho hàng được biết còn 5 chiếc thuyền cuối cùng, anh Kiên "chốt" luôn để kịp gửi lên cho bà con Yên Bái. Anh tức tốc phóng xe ra Mễ Trì, gửi gấp 5 chiếc thuyền phao với hy vọng sẽ giúp được một phần nhỏ bé.
"Sức người, tiền bạc lúc này cảm thấy quá nhỏ bé với sự tàn phá của bão lũ. Cảm ơn những lời chúc mừng sinh nhật của mọi người, xin được chuyển những lời chúc đó tới các mạnh thường quân, cán bộ chiến sĩ, những người dân sát cánh bên nhau hỗ trợ đồng bào. Công sức của mọi người to lớn hơn rất nhiều", anh Kiên tâm sự.
(Anh Kiên (bên trái) mua thuyền phao gửi đoàn cứu trợ đi Yên Bái) (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Hôm sau, anh Kiên tìm mua thêm 15 chiếc thuyền phao vận chuyển từ TPHCM ra Hà Nội. Do tình trạng khan hiếm, anh chấp nhận trả mức giá cao hơn thường ngày để kịp thời hỗ trợ người dân.
Ngoài việc mua thuyền phao hỗ trợ người dân, là chủ của một showroom xe ở Hà Nội, anh Kiên quyết định trích một phần lợi nhuận của mỗi chiếc xe (khoảng 3 triệu đồng) để chung tay hỗ trợ bà con khắc phục sau lũ.
Toàn bộ số tiền được chuyển trực tiếp đến quỹ Tấm lòng Nhân Ái của báo Dân trí.
"Ngay khi thấy báo Dân trí kêu gọi ủng hộ bà con vùng lũ, tôi lập tức chuyển tiền. Tôi luôn tâm niệm cứ cho đi, chứ không bao giờ nhìn lại mình đã giúp đỡ thế nào", anh Kiên nói.
(Đoàn của anh Công trực tiếp hỗ trợ bà con tại Yên Bái (Ảnh: Nhân vật cung cấp).Trong khi đó, anh Nguyễn Viết Công, chủ một showroom trên đường Giải Phóng (quận Thanh Xuân), đã mua 8 tấn hàng gồm gạo, nước sạch và sữa, vận chuyển lên Yên Bái trong sáng 13/9.
Do Hà Nội khan nước sạch đóng chai nên anh đã đặt thêm một xe container 2.000 thùng nước nước sạch, dự kiến được chuyển về Hà Nội trong vài ngày tới.
"Chúng tôi vào tận vùng sâu vùng xa trao tận tay bà con từng bao gạo, từng thùng nước, thùng sữa... Giá trị nhỏ nhưng chứa đầy tình cảm của từng thành viên trong đoàn", anh Công nói.
Theo anh, thực tế rất nhiều vùng sâu vùng xa tại các địa phương như Yên Bái, bà con đang rất cần nhu yếu phẩm và nước sạch. Nếu có hàng trăm tấn hàng hỗ trợ đúng các địa điểm, thì cũng sẽ hết sạch.
Anh lưu ý các đoàn thiện nguyện trước khi đến hiện trường thì nên liên hệ trước với những người đang ở đó, xem vùng nào đang thiếu gì, cần gì thì sẽ thiết thực hơn. Ngoài đồ ăn và nước uống, những nhu yếu phẩm để khắc phục bình ổn cuộc sống sau lũ cũng rất cần thiết ngay lúc này.
Từng trải qua cảnh đói khát trong trận lũ lịch sử năm 2008, anh Công nói thấm thía nỗi đau mà bà con các tỉnh phía Bắc đang gồng mình chống chọi. Từ đó mới thấy được giá trị mà những mạnh thường quân, những tình nguyện viên, những đội cứu hộ đang ngày đêm sát cánh cùng bà con vượt qua cơn hoạn nạn này.
"Mong cho bão lũ sớm đi qua, mong cho những thiệt hại về người là thấp nhất. Mong cuộc sống của mọi người sớm yên bình trở lại", anh nói.
Đấu giá vật phẩm, kêu gọi ủng hộ bà con vùng lũ
Đoàn cứu trợ của anh Tùng tiếp cận những khu vực bị ngập sâu (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Cũng trực tiếp đến các tỉnh phía Bắc để cứu trợ bà con, anh Vũ Thanh Tùng (26 tuổi, chủ một showroom xe sang ở Hà Nội) cho biết đoàn có 5 xe gồm 10 người, đã xuất phát từ ngày 10/9 đến các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Lạng Sơn và Yên Bái.
Ba xe hàng, mỗi xe nặng 3,5 tấn chở theo các nhu yếu phẩm, nước sạch, thuốc men, đồ bảo hộ… được trích mua từ một phần doanh thu của công ty và kêu gọi từ các nhà hảo tâm.
5 chiếc xe cứu trợ di chuyển qua các địa phương dễ dàng, song khó tiếp cận với người dân, nhiều đoạn đường sạt lở, ngập nặng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
"Được sự hỗ trợ của địa phương, chúng tôi đã tiếp cận và hỗ trợ trực tiếp cho người dân. Bà con rất vui mừng, có người còn khóc nghẹn", anh Tùng kể.
Không riêng các cá nhân, các hội nhóm đông thành viên về xe cũng đang tích cực kêu gọi thành viên ủng hộ trực tiếp đến Ban Vận động Cứu trợ Trung ương (Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) hoặc tổ chức đấu giá vật phẩm dành toàn bộ số tiền cứu trợ bà con.
Đại diện cộng đồng Troll Xe với khoảng nửa triệu thành viên cho biết khi nghe tin về bão lũ miền Bắc, họ đã tận dụng thế mạnh những nội dung hài hước, vui vẻ để kêu gọi cộng đồng chuyển tiền ủng hộ đến Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam.
Nhóm không đứng ra nhận quyên góp từ thiện, không cung cấp số tài khoản để mọi người quyên góp. Thay vào đó, họ công khai số tài khoản và thông tin của Ban Vận động Cứu trợ Trung ương, khuyến khích các thành viên chuyển tiền trực tiếp đến UBMTTQ.
Troll Xe đã có nhiều bài đăng theo hướng vui vẻ thu hút hàng nghìn lượt like, qua đó chia sẻ thông tin về các số tài khoản tiếp nhận ủng hộ đồng bào của UBMTTQ. Đơn vị này không kêu gọi quyên góp vào số tài khoản cá nhân (Ảnh chụp màn hình).
Bên cạnh đó, đơn vị này còn tổ chức đấu giá 2 cặp áo đồng phục, 2 bộ lốp xe, với tổng tiền thu về 110 triệu đồng. Toàn bộ số tiền được người đấu giá thành công đã chuyển thẳng đến UBMTTQ, không thông qua Troll Xe.
"Bên cạnh hoạt động kêu gọi mọi người đóng góp và đấu giá vật phẩm, chúng tôi còn huy động các thành viên ở TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương trong khả năng kết nối của mình, tập hợp nhu yếu phẩm, lương thực để gửi ra Hà Nội, vận chuyển lên các tỉnh phía Bắc chịu ảnh hưởng của bão lũ", đại diện đơn vị cho hay.
Đêm 12/9, chuyến hàng đầu tiên do Troll Xe điều phối đã hướng đến Yên Bái. Xe sau đó quay lại Hà Nội, chuẩn bị cho chuyến hàng thứ 2 lên Lào Cai và Yên Bái.
Chuyến hàng thứ 3 bao gồm 2 container hàng hóa, hiện được Troll Xe nỗ lực tìm kiếm đầu mối vận chuyển, để trao tận tay bà con Yên Bái và Thái Nguyên.
"Ba chuyến này hơn 50 tấn hàng hóa, lương thực, nhu yếu phẩm, có cả quần áo, nước sạch, thuốc men. Chúng tôi đứng ra kết nối, hỗ trợ chi phí xăng dầu, cầu đường cho các đội vận chuyển", đại diện nhóm nói.
Sau tất cả, anh cho biết từng chiếc áo đồng phục, từng lốp xe, đến từng thùng hàng hóa, đều là tình cảm đáng trân quý của các thành viên, mong bà con vùng lũ sớm vực dậy tinh thần, ổn định cuộc sống sau thiên tai.
Ô tô - Xe máyCộng đồng xe góp của và góp sức, kêu gọi ủng hộ đồng bào lũ lụt
(Dân trí) - Cộng đồng trong lĩnh vực xe trên khắp cả nước chung tay hỗ trợ bà con miền Bắc chịu thiệt hại nặng nề của bão lũ. Người chuyển tiền đến UBMTTQ, quyên góp nhu yếu phẩm, người đấu giá vật phẩm.
Ngày sinh nhật đặc biệt
"9/9/2024 trở thành ngày sinh nhật đáng nhớ và ý nghĩa nhất trong 34 năm cuộc đời của tôi", anh Nguyễn Kiên, chủ một đơn vị kinh doanh ô tô tại Hà Nội, chia sẻ.
Thoát khỏi cảnh tắc đường trong cơn mưa tầm tã về nhà, anh bồn chồn và lo lắng khi đọc tin tức về cơn bão Yagi càn quét các địa phương Hải Phòng, Quảng Ninh và Hà Nội.
Bão vừa qua, lũ lại kéo đến, đe dọa bà con các tỉnh dọc sông Hồng, vùng núi hứng chịu mưa lũ, sập cầu, mùa màng mất mát, người dân bị chia cắt.
"Ăn vội bát cơm, rồi lướt mạng xã hội mà thấy sốt ruột. Bà con đang cần trợ giúp mà mình thì ở xa quá, biết làm sao bây giờ?", anh Kiên tự hỏi bản thân.
Trong hàng vạn những lời kêu gọi trên mạng xã hội, anh nhận thấy người dân trong vùng bão lũ cần nhất lúc này là áo phao, thuyền và lương thực.
(Anh Kiên tìm mua thuyền phao hỗ trợ người dân tại Yên Bái và Thái Nguyên) (Ảnh: Nhân vật cung cấp).Vận dụng kinh nghiệm nhiều năm mua hàng trực tuyến, anh lần mò khắp các trang mạng, đặt mua được 5 chiếc thuyền phao loại to, chở được 2-3 người, với yêu cầu lấy luôn trong đêm.
Do cửa hàng không vận chuyển, anh Kiên lái xe về xã Đức Thượng (huyện Hoài Đức) rồi vòng ra khu đô thị ở phía Tây Hà Nội thật nhanh để nối chuyến đưa thuyền phao đến với bà con Thái Nguyên ngay trong đêm.
Qua trao đổi với kho hàng được biết còn 5 chiếc thuyền cuối cùng, anh Kiên "chốt" luôn để kịp gửi lên cho bà con Yên Bái. Anh tức tốc phóng xe ra Mễ Trì, gửi gấp 5 chiếc thuyền phao với hy vọng sẽ giúp được một phần nhỏ bé.
"Sức người, tiền bạc lúc này cảm thấy quá nhỏ bé với sự tàn phá của bão lũ. Cảm ơn những lời chúc mừng sinh nhật của mọi người, xin được chuyển những lời chúc đó tới các mạnh thường quân, cán bộ chiến sĩ, những người dân sát cánh bên nhau hỗ trợ đồng bào. Công sức của mọi người to lớn hơn rất nhiều", anh Kiên tâm sự.
(Anh Kiên (bên trái) mua thuyền phao gửi đoàn cứu trợ đi Yên Bái) (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Hôm sau, anh Kiên tìm mua thêm 15 chiếc thuyền phao vận chuyển từ TPHCM ra Hà Nội. Do tình trạng khan hiếm, anh chấp nhận trả mức giá cao hơn thường ngày để kịp thời hỗ trợ người dân.
Ngoài việc mua thuyền phao hỗ trợ người dân, là chủ của một showroom xe ở Hà Nội, anh Kiên quyết định trích một phần lợi nhuận của mỗi chiếc xe (khoảng 3 triệu đồng) để chung tay hỗ trợ bà con khắc phục sau lũ.
Toàn bộ số tiền được chuyển trực tiếp đến quỹ Tấm lòng Nhân Ái của báo Dân trí.
"Ngay khi thấy báo Dân trí kêu gọi ủng hộ bà con vùng lũ, tôi lập tức chuyển tiền. Tôi luôn tâm niệm cứ cho đi, chứ không bao giờ nhìn lại mình đã giúp đỡ thế nào", anh Kiên nói.
(Đoàn của anh Công trực tiếp hỗ trợ bà con tại Yên Bái (Ảnh: Nhân vật cung cấp).Trong khi đó, anh Nguyễn Viết Công, chủ một showroom trên đường Giải Phóng (quận Thanh Xuân), đã mua 8 tấn hàng gồm gạo, nước sạch và sữa, vận chuyển lên Yên Bái trong sáng 13/9.
Do Hà Nội khan nước sạch đóng chai nên anh đã đặt thêm một xe container 2.000 thùng nước nước sạch, dự kiến được chuyển về Hà Nội trong vài ngày tới.
"Chúng tôi vào tận vùng sâu vùng xa trao tận tay bà con từng bao gạo, từng thùng nước, thùng sữa... Giá trị nhỏ nhưng chứa đầy tình cảm của từng thành viên trong đoàn", anh Công nói.
Theo anh, thực tế rất nhiều vùng sâu vùng xa tại các địa phương như Yên Bái, bà con đang rất cần nhu yếu phẩm và nước sạch. Nếu có hàng trăm tấn hàng hỗ trợ đúng các địa điểm, thì cũng sẽ hết sạch.
Anh lưu ý các đoàn thiện nguyện trước khi đến hiện trường thì nên liên hệ trước với những người đang ở đó, xem vùng nào đang thiếu gì, cần gì thì sẽ thiết thực hơn. Ngoài đồ ăn và nước uống, những nhu yếu phẩm để khắc phục bình ổn cuộc sống sau lũ cũng rất cần thiết ngay lúc này.
Từng trải qua cảnh đói khát trong trận lũ lịch sử năm 2008, anh Công nói thấm thía nỗi đau mà bà con các tỉnh phía Bắc đang gồng mình chống chọi. Từ đó mới thấy được giá trị mà những mạnh thường quân, những tình nguyện viên, những đội cứu hộ đang ngày đêm sát cánh cùng bà con vượt qua cơn hoạn nạn này.
"Mong cho bão lũ sớm đi qua, mong cho những thiệt hại về người là thấp nhất. Mong cuộc sống của mọi người sớm yên bình trở lại", anh nói.
Đấu giá vật phẩm, kêu gọi ủng hộ bà con vùng lũ
Đoàn cứu trợ của anh Tùng tiếp cận những khu vực bị ngập sâu (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Cũng trực tiếp đến các tỉnh phía Bắc để cứu trợ bà con, anh Vũ Thanh Tùng (26 tuổi, chủ một showroom xe sang ở Hà Nội) cho biết đoàn có 5 xe gồm 10 người, đã xuất phát từ ngày 10/9 đến các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Lạng Sơn và Yên Bái.
Ba xe hàng, mỗi xe nặng 3,5 tấn chở theo các nhu yếu phẩm, nước sạch, thuốc men, đồ bảo hộ… được trích mua từ một phần doanh thu của công ty và kêu gọi từ các nhà hảo tâm.
5 chiếc xe cứu trợ di chuyển qua các địa phương dễ dàng, song khó tiếp cận với người dân, nhiều đoạn đường sạt lở, ngập nặng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
"Được sự hỗ trợ của địa phương, chúng tôi đã tiếp cận và hỗ trợ trực tiếp cho người dân. Bà con rất vui mừng, có người còn khóc nghẹn", anh Tùng kể.
Không riêng các cá nhân, các hội nhóm đông thành viên về xe cũng đang tích cực kêu gọi thành viên ủng hộ trực tiếp đến Ban Vận động Cứu trợ Trung ương (Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) hoặc tổ chức đấu giá vật phẩm dành toàn bộ số tiền cứu trợ bà con.
Đại diện cộng đồng Troll Xe với khoảng nửa triệu thành viên cho biết khi nghe tin về bão lũ miền Bắc, họ đã tận dụng thế mạnh những nội dung hài hước, vui vẻ để kêu gọi cộng đồng chuyển tiền ủng hộ đến Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam.
Nhóm không đứng ra nhận quyên góp từ thiện, không cung cấp số tài khoản để mọi người quyên góp. Thay vào đó, họ công khai số tài khoản và thông tin của Ban Vận động Cứu trợ Trung ương, khuyến khích các thành viên chuyển tiền trực tiếp đến UBMTTQ.
Troll Xe đã có nhiều bài đăng theo hướng vui vẻ thu hút hàng nghìn lượt like, qua đó chia sẻ thông tin về các số tài khoản tiếp nhận ủng hộ đồng bào của UBMTTQ. Đơn vị này không kêu gọi quyên góp vào số tài khoản cá nhân (Ảnh chụp màn hình).
Bên cạnh đó, đơn vị này còn tổ chức đấu giá 2 cặp áo đồng phục, 2 bộ lốp xe, với tổng tiền thu về 110 triệu đồng. Toàn bộ số tiền được người đấu giá thành công đã chuyển thẳng đến UBMTTQ, không thông qua Troll Xe.
"Bên cạnh hoạt động kêu gọi mọi người đóng góp và đấu giá vật phẩm, chúng tôi còn huy động các thành viên ở TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương trong khả năng kết nối của mình, tập hợp nhu yếu phẩm, lương thực để gửi ra Hà Nội, vận chuyển lên các tỉnh phía Bắc chịu ảnh hưởng của bão lũ", đại diện đơn vị cho hay.
Đêm 12/9, chuyến hàng đầu tiên do Troll Xe điều phối đã hướng đến Yên Bái. Xe sau đó quay lại Hà Nội, chuẩn bị cho chuyến hàng thứ 2 lên Lào Cai và Yên Bái.
Chuyến hàng thứ 3 bao gồm 2 container hàng hóa, hiện được Troll Xe nỗ lực tìm kiếm đầu mối vận chuyển, để trao tận tay bà con Yên Bái và Thái Nguyên.
"Ba chuyến này hơn 50 tấn hàng hóa, lương thực, nhu yếu phẩm, có cả quần áo, nước sạch, thuốc men. Chúng tôi đứng ra kết nối, hỗ trợ chi phí xăng dầu, cầu đường cho các đội vận chuyển", đại diện nhóm nói.
Sau tất cả, anh cho biết từng chiếc áo đồng phục, từng lốp xe, đến từng thùng hàng hóa, đều là tình cảm đáng trân quý của các thành viên, mong bà con vùng lũ sớm vực dậy tinh thần, ổn định cuộc sống sau thiên tai.
Đăng thảo luận