(Dân trí) - Từ bỏ công việc ổn định tại Google, Colin Huang thực hiện nhiều dự án khởi nghiệp trước khi gây dựng nên 2 "đế chế" thương mại điện tử Pinduoduo và trở thành tỷ phú giàu nhất Trung Quốc.
Thần đồng toán học
Colin Huang không phải là cái tên quen thuộc bên ngoài Trung Quốc. Nhưng tại quê nhà, ông nổi tiếng với nhiều sản phẩm, nhất là Pinduoduo. Colin Huang sinh ra ở Hàng Châu, quê hương của gã khổng lồ mua sắm trực tuyến Alibaba. Cha mẹ của ông đều là công nhân nhà máy tại vùng ngoại ô.
Trong một bài viết trên Medium năm 2019, Huang cho biết bước ngoặt đến với ông vào cuối năm cấp ba, khi giành giải Olympic Toán. Giáo viên chủ nhiệm đã khuyến khích ông thi vào Trường Ngoại ngữ Hàng Châu (HFLS), ngôi trường có tính cạnh tranh cao.
Huang trúng tuyển, nhưng không muốn nhập học vì nghĩ nơi này chỉ tập trung vào ngoại ngữ. "Tôi muốn vào trường chuyên sâu về toán, vật lý và hóa học", Huang kể. "Sau đó, thầy hiệu trưởng gọi tôi đến và thuyết phục. Nhìn lại, thật sự cảm ơn lựa chọn học ở HFLS".
Ông cho hay việc học ở HFLS giúp ông được tiếp xúc sớm với văn hóa nước ngoài và chịu ảnh hưởng sâu hơn so với bạn bè. Năm 18 tuổi, Huang theo học khoa học máy tính tại Đại học Chiết Giang.
Ngay từ năm nhất đại học, Huang được chọn làm thành viên quỹ Melton của những sinh viên trẻ từ các khu vực mới nổi trên toàn cầu. Mỗi sinh viên đều được cấp máy tính và gói truy cập internet để có thể duyệt web và nhắn tin. Họ cũng có thể đi đến một quốc gia thành viên mỗi năm. Nhờ vậy, Huang có thêm nhiều cơ hội tiếp cận internet và kết nối với bạn bè nước ngoài.
Huang cho biết ông thấy rất may mắn vì những trải nghiệm đó mang lại cho ông cơ hội tiếp xúc văn hóa và tư duy ở tầm quốc tế. Tuy nhiên, ông cũng hối tiếc khi lãng phí quá nhiều thời gian để phấn đấu trở thành số một trong lớp. Ông ước mình dành nhiều thời gian hơn để nổi loạn, nghịch ngợm và tận hưởng tuổi trẻ.
Colin Huang là một trong những người đầu tiên viết thuật toán cho lĩnh vực thương mại điện tử của Google (Ảnh: FT).
Bất ngờ bỏ việc tại Google để khởi nghiệp
Ngay khi còn học đại học, với thành tích ấn tượng, Huang đã được chính vị giáo sư giảng dạy viết thư giới thiệu anh cho những "gã khổng lồ" công nghệ lớn nhất bấy giờ. Trước khi quyết định đầu quân cho Google, Huang cũng đắn đo khá nhiều khi đứng trước 2 lựa chọn là làm việc tại Microsoft hay gia nhập Google, khi ấy chỉ là hãng công cụ tìm kiếm mới nổi và chưa niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ.
Cuối cùng, chàng trai trẻ đã chọn Google và trở thành một trong những kỹ sư đầu tiên viết thuật toán cho lĩnh vực thương mại điện tử.
Và rồi, "canh bạc" của ông đã được đền đáp. Trong 3 năm làm việc tại Google, cổ phiếu của công ty đã tăng từ 85 USD lên hơn 500 USD. Với lượng nhỏ cổ phần nắm giữ, tài sản của ông đã tăng lên đến vài triệu USD.
Sau 3 năm cống hiến, Huang rời Google và trở về nước, bắt đầu dấn thân vào con đường khởi nghiệp. Bằng số tiền thu được khi bán cổ phần Google, ông đã bắt đầu khởi nghiệp với trang thương mại điện tử Oukou, chuyên bán thiết bị điện tử như điện thoại di động và đồ gia dụng.
Chỉ 3 năm sau đó, ông bán Oukou với giá 2,2 triệu USD và lập ra công ty khởi nghiệp thứ hai là Leqee. Công ty của ông đã giúp những thương hiệu lớn điều hành shop của họ trên những nền tảng mua sắm internet lớn nhất Trung Quốc như Alibaba, JD.com...
Sau đó 2 năm, ông lại thiết lập một dự án khác mang tên Lebbay. Áp dụng những kỹ năng tích lũy được ở Google, Lebbay xây dựng hàng loạt website mua sắm trực tuyến tập trung vào món đồ luôn nằm trong top tìm kiếm của khách hàng.
Pinduoduo - đế chế thương mại điện tử
Đến năm 2015, Huang nảy ra ý tưởng thành lập Pinduoduo. Vào thời điểm ra mắt, ngành thương mại điện tử tại Trung Quốc đang được thống trị bởi Alibaba và JD.com. Nhờ tích lũy được kinh nghiệm trong thương mại điện tử và lập trình game, Huang đã tìm cách để "trò chơi hóa" trải nghiệm mua hàng trực tuyến và đem lại sự khác biệt cho Pinduoduo.
Dựa trên kinh nghiệm về game, Huang biến Pinduoduo thành ứng dụng mua sắm kết hợp với trải nghiệp như đang chơi game để khuyến khích lượt truy cập hàng ngày. Nhờ vậy, công ty đã nhanh chóng phát triển và huy động được hơn 100 triệu USD chỉ trong 2 năm.
"Pinduoduo giống như sự kết hợp giữa siêu thị Costco và Disneyland", Huang từng chia sẻ.
Trong khi những "gã khổng lồ" công nghệ của Trung Quốc cạnh tranh quyết liệt tại các đô thị lớn, Pinduoduo chọn thị trường ít được chú ý hơn đó là những thành phố và thị trấn nơi có nhiều người thu nhập thấp.
Pinduoduo còn cho phép người mua sắm chia sẻ sản phẩm trên các nền tảng truyền thông xã hội Trung Quốc như WeChat để được giảm giá nhiều hơn. Dần dần, Pindoudou đã trở thành một nền tảng thương mại điện tử nổi tiếng với các danh mục sản phẩm giá rẻ và hàng loạt các chương trình khuyến mãi lớn.
Bên cạnh đó, sự xuất hiện của "người anh em" Temu vào năm 2022 đã giúp tập đoàn PDD Holdings đa dạng hóa nguồn doanh thu và củng cố đà phát triển ổn định. Nền tảng mua sắm bình dân này đã giúp Colin Huang chiếm được thị phần tại Mỹ, một thị trường mà Alibaba đã cố gắng thâm nhập nhưng không thành công.
Colin Huang đã tìm cách để "trò chơi hóa" trải nghiệm mua hàng trực tuyến và đem lại sự khác biệt cho Pinduoduo (Ảnh: Reuters).
Temu nhanh chóng tăng vọt lên vị trí có lượt tải về hàng đầu trong các cửa hàng ứng dụng trên điện thoại tại Mỹ. Theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu thị trường Sensor Tower, trung bình người dùng dành thời gian cho Temu và Shein lâu hơn so với Amazon.
Ngay từ khi ra mắt, Temu đã nhanh chóng thu hút khách hàng nước ngoài thông qua việc cung cấp các sản phẩm giá rẻ, không thương hiệu, với nhiều chương trình khuyến mãi lớn.
Sản phẩm của Temu được vận chuyển trực tiếp từ Trung Quốc, nhắm đến đối tượng người tiêu dùng muốn tiết kiệm chi phí, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế khó khăn do lạm phát.
Ông Neil Saunders, chuyên gia tại công ty nghiên cứu GlobalData Retail, cho rằng điều kiện kinh tế vĩ mô khó khăn khiến mọi người tìm kiếm hàng giá thấp và đây sẽ là thời điểm tỏa sáng cho các nhà bán lẻ như Temu.
Trong năm 2023, PDD ghi nhận doanh thu là 35 tỷ USD, tăng 90% so với năm 2022. Thành công của Temu diễn ra trong bối cảnh lạm phát cao dai dẳng khiến người tiêu dùng phải tìm kiếm những sản phẩm giá rẻ.
Về lý do đằng sau sự thành công nhanh chóng của nền tảng, người phát ngôn của Temu chia sẻ với Nikkei Asia rằng Temu đã mang đến cho người mua hàng nhiều sự lựa chọn để tiêu tiền nhiều hơn, vào thời điểm quan trọng khi chi phí sinh hoạt tăng cao đang ảnh hưởng đến mọi người ở mọi mức thu nhập.
Trở thành người giàu nhất Trung Quốc dù đang nghỉ hưu
Năm 2018, cổ phiếu Pinduoduo bắt đầu giao dịch trên Nasdaq. Tuy nhiên, 2 năm sau đó, Huang đã từ chức giám đốc điều hành. Và chỉ 1 năm sau, ông rời ghế chủ tịch nhưng vẫn nắm giữ 28% cổ phần tại PDD, công ty mẹ của Pinduoduo.
Quyết định của Huang được cho là khá đáng tiếc bởi Pinduoduo hiện đang trong giai đoạn phát triển vượt trội nhất. Chia sẻ với báo chí hồi năm 2017, Huang cho biết ông không muốn dành phần đời còn lại ở Pinduoduo.
Tuy nhiên, nhờ tầm nhìn và chiến lược nhạy bén, nên dù đã nghỉ hưu, Colin Huang vẫn "soán ngôi" Zhong Shanshan của hãng nước đóng chai Nongfu Spring để trở thành người giàu nhất Trung Quốc.
Tài sản của tỷ phú Colin Huang đã vượt tỷ phú Zhong Shanshan (Ảnh: Bloomberg).
Theo xếp hạng tỷ phú của Bloomberg Billionaires Index, tỷ phú Colin Huang đang có tổng tài sản gần 50 tỷ USD, giàu thứ 27 thế giới. Vị trí người giàu nhất Trung Quốc trước đó thuộc về tỷ phú Zhong Shanshan với tổng tài sản hiện nay hơn 47 tỷ USD.
Tài sản vị tỷ phú Colin Huang đã tăng mạnh khi 2 nền tảng thương mại điện tử chuyên bán hàng giá rẻ Pinduoduo và Temu của ông ăn nên làm ra.
Nhà sáng lập PDD cũng là tỷ phú công nghệ đầu tiên đứng đầu danh sách trong hơn 3 năm qua kể từ khi áp lực từ chính phủ Trung Quốc lên các doanh nghiệp tư nhân đã kìm hãm nhiều "đối thủ" khác như Jack Ma, "cha đẻ" của Alibaba.
Brock Silvers, giám đốc quản lý tại công ty đầu tư tư nhân Kaiyuan Capital nhận định rằng Colin Huang khác với Jack Ma trước đây và đang thành công với cách tiếp cận khác, phù hợp với hiện nay hơn.
Kinh doanhColin Huang, cựu kỹ sư Google trở thành người giàu nhất Trung Quốc
(Dân trí) - Từ bỏ công việc ổn định tại Google, Colin Huang thực hiện nhiều dự án khởi nghiệp trước khi gây dựng nên 2 "đế chế" thương mại điện tử Pinduoduo và trở thành tỷ phú giàu nhất Trung Quốc.
Thần đồng toán học
Colin Huang không phải là cái tên quen thuộc bên ngoài Trung Quốc. Nhưng tại quê nhà, ông nổi tiếng với nhiều sản phẩm, nhất là Pinduoduo. Colin Huang sinh ra ở Hàng Châu, quê hương của gã khổng lồ mua sắm trực tuyến Alibaba. Cha mẹ của ông đều là công nhân nhà máy tại vùng ngoại ô.
Trong một bài viết trên Medium năm 2019, Huang cho biết bước ngoặt đến với ông vào cuối năm cấp ba, khi giành giải Olympic Toán. Giáo viên chủ nhiệm đã khuyến khích ông thi vào Trường Ngoại ngữ Hàng Châu (HFLS), ngôi trường có tính cạnh tranh cao.
Huang trúng tuyển, nhưng không muốn nhập học vì nghĩ nơi này chỉ tập trung vào ngoại ngữ. "Tôi muốn vào trường chuyên sâu về toán, vật lý và hóa học", Huang kể. "Sau đó, thầy hiệu trưởng gọi tôi đến và thuyết phục. Nhìn lại, thật sự cảm ơn lựa chọn học ở HFLS".
Ông cho hay việc học ở HFLS giúp ông được tiếp xúc sớm với văn hóa nước ngoài và chịu ảnh hưởng sâu hơn so với bạn bè. Năm 18 tuổi, Huang theo học khoa học máy tính tại Đại học Chiết Giang.
Ngay từ năm nhất đại học, Huang được chọn làm thành viên quỹ Melton của những sinh viên trẻ từ các khu vực mới nổi trên toàn cầu. Mỗi sinh viên đều được cấp máy tính và gói truy cập internet để có thể duyệt web và nhắn tin. Họ cũng có thể đi đến một quốc gia thành viên mỗi năm. Nhờ vậy, Huang có thêm nhiều cơ hội tiếp cận internet và kết nối với bạn bè nước ngoài.
Huang cho biết ông thấy rất may mắn vì những trải nghiệm đó mang lại cho ông cơ hội tiếp xúc văn hóa và tư duy ở tầm quốc tế. Tuy nhiên, ông cũng hối tiếc khi lãng phí quá nhiều thời gian để phấn đấu trở thành số một trong lớp. Ông ước mình dành nhiều thời gian hơn để nổi loạn, nghịch ngợm và tận hưởng tuổi trẻ.
Colin Huang là một trong những người đầu tiên viết thuật toán cho lĩnh vực thương mại điện tử của Google (Ảnh: FT).
Bất ngờ bỏ việc tại Google để khởi nghiệp
Ngay khi còn học đại học, với thành tích ấn tượng, Huang đã được chính vị giáo sư giảng dạy viết thư giới thiệu anh cho những "gã khổng lồ" công nghệ lớn nhất bấy giờ. Trước khi quyết định đầu quân cho Google, Huang cũng đắn đo khá nhiều khi đứng trước 2 lựa chọn là làm việc tại Microsoft hay gia nhập Google, khi ấy chỉ là hãng công cụ tìm kiếm mới nổi và chưa niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ.
Cuối cùng, chàng trai trẻ đã chọn Google và trở thành một trong những kỹ sư đầu tiên viết thuật toán cho lĩnh vực thương mại điện tử.
Và rồi, "canh bạc" của ông đã được đền đáp. Trong 3 năm làm việc tại Google, cổ phiếu của công ty đã tăng từ 85 USD lên hơn 500 USD. Với lượng nhỏ cổ phần nắm giữ, tài sản của ông đã tăng lên đến vài triệu USD.
Sau 3 năm cống hiến, Huang rời Google và trở về nước, bắt đầu dấn thân vào con đường khởi nghiệp. Bằng số tiền thu được khi bán cổ phần Google, ông đã bắt đầu khởi nghiệp với trang thương mại điện tử Oukou, chuyên bán thiết bị điện tử như điện thoại di động và đồ gia dụng.
Chỉ 3 năm sau đó, ông bán Oukou với giá 2,2 triệu USD và lập ra công ty khởi nghiệp thứ hai là Leqee. Công ty của ông đã giúp những thương hiệu lớn điều hành shop của họ trên những nền tảng mua sắm internet lớn nhất Trung Quốc như Alibaba, JD.com...
Sau đó 2 năm, ông lại thiết lập một dự án khác mang tên Lebbay. Áp dụng những kỹ năng tích lũy được ở Google, Lebbay xây dựng hàng loạt website mua sắm trực tuyến tập trung vào món đồ luôn nằm trong top tìm kiếm của khách hàng.
Pinduoduo - đế chế thương mại điện tử
Đến năm 2015, Huang nảy ra ý tưởng thành lập Pinduoduo. Vào thời điểm ra mắt, ngành thương mại điện tử tại Trung Quốc đang được thống trị bởi Alibaba và JD.com. Nhờ tích lũy được kinh nghiệm trong thương mại điện tử và lập trình game, Huang đã tìm cách để "trò chơi hóa" trải nghiệm mua hàng trực tuyến và đem lại sự khác biệt cho Pinduoduo.
Dựa trên kinh nghiệm về game, Huang biến Pinduoduo thành ứng dụng mua sắm kết hợp với trải nghiệp như đang chơi game để khuyến khích lượt truy cập hàng ngày. Nhờ vậy, công ty đã nhanh chóng phát triển và huy động được hơn 100 triệu USD chỉ trong 2 năm.
"Pinduoduo giống như sự kết hợp giữa siêu thị Costco và Disneyland", Huang từng chia sẻ.
Trong khi những "gã khổng lồ" công nghệ của Trung Quốc cạnh tranh quyết liệt tại các đô thị lớn, Pinduoduo chọn thị trường ít được chú ý hơn đó là những thành phố và thị trấn nơi có nhiều người thu nhập thấp.
Pinduoduo còn cho phép người mua sắm chia sẻ sản phẩm trên các nền tảng truyền thông xã hội Trung Quốc như WeChat để được giảm giá nhiều hơn. Dần dần, Pindoudou đã trở thành một nền tảng thương mại điện tử nổi tiếng với các danh mục sản phẩm giá rẻ và hàng loạt các chương trình khuyến mãi lớn.
Bên cạnh đó, sự xuất hiện của "người anh em" Temu vào năm 2022 đã giúp tập đoàn PDD Holdings đa dạng hóa nguồn doanh thu và củng cố đà phát triển ổn định. Nền tảng mua sắm bình dân này đã giúp Colin Huang chiếm được thị phần tại Mỹ, một thị trường mà Alibaba đã cố gắng thâm nhập nhưng không thành công.
Colin Huang đã tìm cách để "trò chơi hóa" trải nghiệm mua hàng trực tuyến và đem lại sự khác biệt cho Pinduoduo (Ảnh: Reuters).
Temu nhanh chóng tăng vọt lên vị trí có lượt tải về hàng đầu trong các cửa hàng ứng dụng trên điện thoại tại Mỹ. Theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu thị trường Sensor Tower, trung bình người dùng dành thời gian cho Temu và Shein lâu hơn so với Amazon.
Ngay từ khi ra mắt, Temu đã nhanh chóng thu hút khách hàng nước ngoài thông qua việc cung cấp các sản phẩm giá rẻ, không thương hiệu, với nhiều chương trình khuyến mãi lớn.
Sản phẩm của Temu được vận chuyển trực tiếp từ Trung Quốc, nhắm đến đối tượng người tiêu dùng muốn tiết kiệm chi phí, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế khó khăn do lạm phát.
Ông Neil Saunders, chuyên gia tại công ty nghiên cứu GlobalData Retail, cho rằng điều kiện kinh tế vĩ mô khó khăn khiến mọi người tìm kiếm hàng giá thấp và đây sẽ là thời điểm tỏa sáng cho các nhà bán lẻ như Temu.
Trong năm 2023, PDD ghi nhận doanh thu là 35 tỷ USD, tăng 90% so với năm 2022. Thành công của Temu diễn ra trong bối cảnh lạm phát cao dai dẳng khiến người tiêu dùng phải tìm kiếm những sản phẩm giá rẻ.
Về lý do đằng sau sự thành công nhanh chóng của nền tảng, người phát ngôn của Temu chia sẻ với Nikkei Asia rằng Temu đã mang đến cho người mua hàng nhiều sự lựa chọn để tiêu tiền nhiều hơn, vào thời điểm quan trọng khi chi phí sinh hoạt tăng cao đang ảnh hưởng đến mọi người ở mọi mức thu nhập.
Trở thành người giàu nhất Trung Quốc dù đang nghỉ hưu
Năm 2018, cổ phiếu Pinduoduo bắt đầu giao dịch trên Nasdaq. Tuy nhiên, 2 năm sau đó, Huang đã từ chức giám đốc điều hành. Và chỉ 1 năm sau, ông rời ghế chủ tịch nhưng vẫn nắm giữ 28% cổ phần tại PDD, công ty mẹ của Pinduoduo.
Quyết định của Huang được cho là khá đáng tiếc bởi Pinduoduo hiện đang trong giai đoạn phát triển vượt trội nhất. Chia sẻ với báo chí hồi năm 2017, Huang cho biết ông không muốn dành phần đời còn lại ở Pinduoduo.
Tuy nhiên, nhờ tầm nhìn và chiến lược nhạy bén, nên dù đã nghỉ hưu, Colin Huang vẫn "soán ngôi" Zhong Shanshan của hãng nước đóng chai Nongfu Spring để trở thành người giàu nhất Trung Quốc.
Tài sản của tỷ phú Colin Huang đã vượt tỷ phú Zhong Shanshan (Ảnh: Bloomberg).
Theo xếp hạng tỷ phú của Bloomberg Billionaires Index, tỷ phú Colin Huang đang có tổng tài sản gần 50 tỷ USD, giàu thứ 27 thế giới. Vị trí người giàu nhất Trung Quốc trước đó thuộc về tỷ phú Zhong Shanshan với tổng tài sản hiện nay hơn 47 tỷ USD.
Tài sản vị tỷ phú Colin Huang đã tăng mạnh khi 2 nền tảng thương mại điện tử chuyên bán hàng giá rẻ Pinduoduo và Temu của ông ăn nên làm ra.
Nhà sáng lập PDD cũng là tỷ phú công nghệ đầu tiên đứng đầu danh sách trong hơn 3 năm qua kể từ khi áp lực từ chính phủ Trung Quốc lên các doanh nghiệp tư nhân đã kìm hãm nhiều "đối thủ" khác như Jack Ma, "cha đẻ" của Alibaba.
Brock Silvers, giám đốc quản lý tại công ty đầu tư tư nhân Kaiyuan Capital nhận định rằng Colin Huang khác với Jack Ma trước đây và đang thành công với cách tiếp cận khác, phù hợp với hiện nay hơn.
Đăng thảo luận