Bộ Y tế quy định thuốc kê đơn tối đa 5 ngày nhưng nhiều người dân vẫn mua được thuốc dù cầm đơn cũ.
Thông tin được ông Nguyễn Hữu Trọng, Tổng thư ký Hội Tin học y tế Việt Nam, chia sẻ tại Hội thảo Phát triển thị trường dược phẩm trong nước - Giải pháp từ chuyển đổi số, do báo Tuổi trẻ tổ chức ngày 19/10, tại Hà Nội.
"Tình trạng bán, mua thuốc không đơn rất phổ biến, kể cả các loại thuốc kê đơn, thuốc kháng sinh, làm gia tăng tình trạng kháng kháng sinh", ông Trọng nói, thêm rằng thực tế việc sử dụng đơn thuốc giấy không thể quản lý được bán thuốc theo đơn.
Ông chỉ ra 3 bất cập lớn khi kê đơn thuốc giấy dù kê bằng máy tính trên phần mềm hay viết tay trên sổ y bạ.
Thứ nhất, đơn thuốc giấy không xác minh được tính chính xác của đơn, có thật hay không, người kê đơn hay cơ sở xuất đơn có đủ thẩm quyền hay không.
Bên cạnh đó, đơn thuốc giấy cũng không thể xác nhận được cập nhật trạng thái đơn (đã bán/mua thuốc toàn phần hay một phần), dẫn đến tình trạng người dân sử dụng đơn thuốc nhiều lần, cơ sở bán lẻ bán thuốc nhiều lần cùng một đơn.
Cuối cùng, đơn thuốc giấy sẽ không quản lý được thời hạn đơn, trong khi quy định hiện nay thuốc kê đơn tối đa là 5 ngày (kể từ ngày kê đơn) nhưng nhiều người dân vẫn mua được thuốc dù cầm đơn thuốc cả nhiều năm trước.
Nhiều trường hợp, chữ bác sĩ trên đơn thuốc kê tay như "đánh đố" người bệnh, dược sĩ, điều này có thể dẫn đến việc bán sai loại thuốc, dùng sai liều, ảnh hưởng sức khỏe.
Vì vậy, ông Trọng cho rằng việc xây dựng hệ thống bán thuốc và quản lý đơn thuốc theo đơn quốc gia, bất kể thuốc được kê tại cơ sở y tế công lập, tư nhân, bệnh viện hay phòng khám, là cần thiết. Điều này giúp đảm bảo minh bạch đơn thuốc, sử dụng thuốc an toàn cho người dân, quản lý hành nghề của bác sĩ...
Hiện nay, Bộ Y tế đã triển khai hệ thống đơn thuốc quốc gia giúp việc quản lý đơn thuốc minh bạch. Trong đó, hệ thống quản lý thuốc kê đơn có đầy đủ mã cơ sở khám chữa bệnh, mã bác sĩ, mã đơn thuốc - những dữ liệu này được liên thông, tập trung trên hệ thống quản lý thuốc kê đơn. Dự kiến, mỗi năm hệ thống này có thể lưu trữ tới 600 triệu đơn thuốc. Tuy nhiên, sau 2 năm triển khai, đến nay, mới chỉ có 200 triệu đơn thuốc được liên thông từ hơn 20.000 cơ sở khám chữa bệnh và hơn 100.000 bác sĩ được cấp mã.
"Hệ thống đã có, tuy nhiên chưa được thực hiện hiệu quả", ông Trọng nói, dẫn chứng trên toàn quốc, chỉ có khoảng 1.000 bệnh viện đang thực hiện liên thông đơn thuốc Quốc gia, đạt gần 70%. Hơn 460 bệnh viện chưa triển khai liên thông. Số cơ sở khám chữa bệnh và bác sĩ được cấp mã đơn chỉ chiếm khoảng một nửa số cơ sở và người kê đơn thuốc trên toàn quốc. Đối với nhóm trạm y tế hay cơ sở y tế tư nhân càng ít ỏi hơn.
Vì vậy, ông Trọng cho rằng cần giám sát việc bán thuốc điện tử theo quy định, đồng thời tuyên truyền người dân mua thuốc theo đơn. Chính phủ cần ban hành hoặc sửa đổi bổ sung các chế tài xử phạt đủ để cơ sở khám chữa bệnh và bán thuốc phải thực hiện.
Tại hội thảo, ông Chu Đăng Trung, Trưởng phòng pháp chế - hội nhập, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), cho biết, trong dự thảo sửa đổi bổ sung Luật Dược 2016 có nhiều điểm mới. Trong đó, có quản lý chặt chẽ giá thuốc nhằm bình ổn thị trường thuốc theo quy định của Luật Giá 2023 và đảm bảo tính đặc thù của Luật Dược. Các biện pháp quản lý giá thuốc là niêm yết giá bán buôn, giá bán lẻ thuốc, bình ổn giá và hiệp thương giá theo quy định của pháp luật về giá.
Lê Nga
Đăng thảo luận
2024-12-09 14:14:23 · 来自121.77.251.49回复
2024-12-09 14:24:22 · 来自123.232.58.104回复
2024-12-24 16:24:19 · 来自106.91.33.137回复
2024-12-24 16:34:19 · 来自61.234.193.1回复
2024-12-24 16:44:21 · 来自210.35.170.155回复
2024-12-24 16:54:22 · 来自36.59.231.170回复
2024-12-24 17:04:23 · 来自222.79.195.89回复
2024-12-24 17:14:19 · 来自182.92.13.3回复
2024-12-24 17:24:19 · 来自106.90.59.84回复