(Dân trí) - Việc Ukraine bất ngờ tấn công vào lãnh thổ chủ quyền của Nga ở Kursk dường như gây ra tình huống khó khăn không chỉ cho Moscow mà còn cả đồng minh của Kiev là Mỹ.
Cuộc tấn công ngày 6/8 của Ukraine vào khu vực Kursk của Nga khiến các bên đều bất ngờ. Theo Asia Times, đây là diễn biến không thể lường trước với hầu hết các bên theo dõi cuộc chiến.
Không ai có thể tin rằng Ukraine, bên đang thiếu cả vũ khí và nhân lực; chịu áp lực dồn dập từ Nga ở Donbass, có thể mở một chiến dịch tấn công xuyên biên giới vào Nga.
Cho tới nay, Ukraine đã chọc sâu được khoảng 30km vào một số hướng vào Kursk.
Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW), nếu những gì Ukraine công bố là đúng, Kiev đã kiểm soát được hơn 1.000km2, thì đây được xem là tổn thất lớn nhất về lãnh thổ ở phía tây của Nga kể từ tháng 4/1944, thời điểm Thế chiến II chưa kết thúc.
Từ Sumy, Ukraine đưa quân vào lãnh thổ Nga ở vùng Kursk (Ảnh: BBC).
Thế khó của Nga
Cuộc tấn công của Ukraine được xem đã đặt chính quyền Tổng thống Nga Vladimir Putin vào thế khó, theo Asia Times.
Theo giới quan sát, chiến dịch đột kích đã dồn áp lực lên phía Nga. Về mặt chính trị, việc Ukraine có thể tiến sâu như vậy vào lãnh thổ Nga được xem là bước lùi bất lợi cho phía Moscow và chính quyền ông Putin.
Theo Asia Times, diễn biến này không chỉ thách thức quân đội Nga mà còn thách thức những tuyên bố trước đó của Điện Kremlin rằng mọi thứ đang diễn ra theo đúng kế hoạch, rằng chiến thắng nằm trong tầm tay của Nga và rằng Tổng thống Vladimir Putin có thể bảo vệ người dân Nga khỏi các mối đe dọa từ nước ngoài.
Cuộc chiến Nga - Ukraine đã trở thành một cuộc chiến tiêu hao tốn kém kéo dài nhiều năm, khi các bên đều đang kéo căng lực lượng dọc theo hơn 1.000km tiền tuyến.
Tuy nhiên, trong nhiều tháng qua, ngoại trừ các vụ tấn công bằng UAV của Ukraine vào lãnh thổ Nga, cuộc chiến vẫn chưa gây ra những xáo trộn quá lớn đối với người dân Nga.
Việc Ukraine tấn công xuyên biên giới có thể mang tới một thông điệp rằng, cuộc chiến thực sự đã xảy ra trên lãnh thổ Nga. Gần 200.000 dân ở biên giới đã phải di tản, các khu vực giáp Ukraine đã đặt trong tình trạng báo động cao và vũ khí hạng nặng của đối thủ đã thực sự lăn bánh trên đất Nga.
Trong một cuộc chiến tiêu hao, bên nào là bên có thể chịu đựng được lâu hơn sẽ có lợi thế hơn. Cả Nga và Ukraine sẽ đều cần phải dựa vào sự ủng hộ từ công chúng vì chiến sự có nghĩa là sẽ có chi phí về kinh tế để duy trì chiến phí và cả sự cống hiến của các binh sĩ trong lực lượng vũ trang.
Đòn tấn công của Ukraine có thể sẽ làm lung lay sự ủng hộ của công chúng Nga đối với ông Putin, theo Asia Times.
Một vụ tấn công của Ukraine vào Kursk, Nga (Ảnh: Reuters).
Với việc Ukraine đang tích cực đào hào để lập vùng đệm trên lãnh thổ Nga, Moscow chịu áp lực phải phản công nhanh chóng trước khi Kiev củng cố các vị trí phòng thủ.
Theo giới quan sát phương Tây, việc Nga thiếu lực lượng phản ứng nhanh dường như đã khiến nỗ lực ngăn chặn Ukraine trong hơn một tuần qua vẫn chưa thực sự nhanh như kỳ vọng.
Asia Times nhắc lại sự kiện hồi năm ngoái khi lực lượng quân sự tư nhân Wagner nổi loạn và đã đưa quân tới cách Moscow chỉ 200km thì các bên mới có thể đưa ra thỏa thuận. Vào thời điểm đó, phản ứng của quân đội Nga với Wagner bị đánh giá là chậm.
Sang năm nay, việc Ukraine, một đội quân có tiềm lực yếu hơn, xâm nhập sâu vào lãnh thổ, đang gây áp lực cho Nga, đồng thời cũng lộ rõ điểm yếu phòng thủ của Moscow.
Câu hỏi đặt ra là Nga sẽ bao giờ mở chiến dịch phản công nhanh và tổng lực vì nếu họ chọn phương án tấn công chậm, Ukraine có thể sẽ có thời gian để củng cố vị trí và việc giành lại từng chiến hào sẽ còn khó hơn.
Câu hỏi tiếp theo là nếu Nga tấn công tổng lực, họ sẽ lấy lực lượng ở đâu? Về mặt bản chất, Nga đã kéo căng đội hình trên 1.000km tiền tuyến ở Ukraine và đang đạt được đà tiến ở Donbass khi áp sát huyết mạch hậu cần của Kiev tại đây.
Liệu Nga có chấp nhận bỏ cơ hội đạt được đột phá ở Donbass để đưa quân về bảo vệ Kursk hay không? Liệu công chúng Nga có gây áp lực lên chính quyền ông Putin vì Kursk bị tấn công hay không là những câu hỏi chưa có lời giải.
Binh sĩ Ukraine tuần tra ở Sudzha, Kursk (Ảnh: Reuters).
Mặt khác, trong mối đe dọa cũng tồn tại cơ hội cho Nga, Asia Times nhận định.
Điện Kremlin hoàn toàn có thể sử dụng việc Ukraine tấn công lãnh thổ Nga để thuyết phục người dân về mối đe dọa của Kiev và phương Tây với chủ quyền của Nga, nhằm thu hút thêm sự ủng hộ và đoàn kết của công chúng.
Điều này có thể là phương án khả thi. Xét cho cùng, dù Kiev đưa lực lượng tinh nhuệ hàng đầu sang kiểm soát 1.000km2 lãnh thổ Nga, nhưng về mặt bản chất Moscow còn đang kiểm soát gần 20% lãnh thổ Ukraine.
Cuộc tấn công của Ukraine có thể sẽ tác động mạnh tới người dân ở Kursk và các khu vực biên giới, nhưng việc nó có thể tạo ra hiệu ứng mạnh mẽ với các vùng khác trên lãnh thổ rộng lớn của Nga hay không vẫn chưa rõ ràng.
Vì vậy, mục tiêu mà một quan chức Ukraine nêu ra rằng vụ tấn công vào Kursk có thể làm Nga trở nên "bất ổn" dường như khó có thể đạt được, ít nhất vào tương lai gần, theo Asia Times.
Nga đã bắt đầu điều động lực lượng và vũ khí tới Kursk để chuẩn bị cho cuộc phản công lớn.
Mặc dù vậy, việc Ukraine tấn công vào lãnh thổ Nga được xem có thể tạo ra một cú hích lớn trong nội bộ Kiev, khi tâm lý chán nản chiến sự đã xuất hiện nhiều tháng qua. Mặt khác, thách thức của Ukraine vẫn còn lớn ở phía trước, khi cuộc tấn công vào Kursk không thể thay đổi một thực tế rằng, Kiev vẫn còn tiền tuyến dài 1.000km phải đối phó với Nga.
Mỹ vào thế "cân não"
Việc Ukraine tấn công vào lãnh thổ chủ quyền của Nga có thể tác động tới chính sách của Mỹ với Kiev trong tương lai (Ảnh: Reuters).
Hôm 14/8, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng, chiến dịch đột kích của Ukraine khiến Nga "tiến thoái lưỡng nan thực sự".
Tuy nhiên, theo BBC, chính động thái của Ukraine cũng khiến chính quyền ông Biden rơi vào thế khó.
Theo các nguồn tin, Washington đang đánh giá liệu cuộc tấn công này có thể định hình lại động lực chính trị và quân sự của cuộc chiến như thế nào. Ngoài ra, nó cũng có thể tác động đối với lập trường thay đổi lâu dài của Washington về cách Ukraine có thể sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp.
Trong gần 3 năm qua, chính quyền ông Biden đã nỗ lực hỗ trợ Ukraine nhưng tránh làm căng thẳng với Nga leo thang vượt ngoài kiểm soát. Vì vậy cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ chủ quyền của Nga mang đến hàng loạt câu hỏi.
Liệu điều này có nhanh chóng mở rộng các giới hạn do Washington đặt ra về cách Ukraine có thể sử dụng các hệ thống vũ khí của Mỹ và NATO trên lãnh thổ Nga hay không? Liệu nó có nguy cơ vượt qua các lằn ranh của Nga về sự can dự của phương Tây vào cuộc chiến hay không?
Bộ Quốc phòng Nga công bố hình ảnh binh sĩ Ukraine bị bắt làm tù binh ở Kursk (Ảnh: Reuters).
Thứ nhất, Mỹ là nhà viện trợ vũ khí chính cho Ukraine. Washington chưa có lập trường công khai cụ thể về việc có cho Kiev sử dụng vũ khí Washington viện trợ trên lãnh thổ Nga hay không. Cho tới nay, Mỹ mới chỉ làm rõ một điều rằng Ukraine không thể dùng tên lửa tầm xa của Washington tấn công vào sâu trong lòng nước Nga.
Nga vẫn là cường quốc hạt nhân, cường quốc quân sự. Các động thái vượt lằn ranh đỏ của Nga có thể kéo theo rủi ro không thể lường trước.
Mặc dù vậy, người phát ngôn Lầu Năm Góc Patrick Ryder cho biết Mỹ vẫn chưa có thay đổi trong chính sách liên quan tới việc Ukraine sử dụng vũ khí Washington viện trợ. Điều này có thể ám chỉ rằng Ukraine có thể dùng vũ khí của Mỹ tại khu vực biên giới của Nga để ngăn Nga tấn công.
Mặt khác, Ukraine lại đang là bên tấn công Nga và giới chức Kiev thừa nhận vũ khí Mỹ, ví dụ pháo phản lực phóng loạt HIMARS đang đóng vai trò quan trọng để Ukraine tiến lên phía trước.
Liệu việc Ukraine dùng vũ khí vốn được viện trợ nhằm mục đích tự vệ nhưng lại tấn công Nga có làm thay đổi chính sách của Mỹ hay không? Điều này tới nay vẫn khá mông lung.
Mặt khác, truyền thông Mỹ dẫn lời giới chức nước này nói rằng, phía Washington dường như tỏ ra hoài nghi với triển vọng của Ukraine trong việc giữ vững thành quả tấn công.
Liệu Ukraine có thể bảo toàn được hơn 1.000km2 lãnh thổ Nga khi họ đang thiếu cả đạn dược và nhân lực? Liệu canh bạc của Ukraine khi đưa quân tinh nhuệ sang lãnh thổ Nga có khiến họ thiệt hại nặng hay không?
Mặt khác, việc Ukraine tập trung vào Kursk có thể khiến họ trả giá đắt ở Donbass. Chính truyền thông Ukraine gần đây dẫn lời các binh sĩ nước này cho biết, tình hình ở mặt trận Donetsk đang lâm nguy. Nga vẫn duy trì đà tiến và áp đảo hỏa lực, trong khi lực lượng Ukraine đã mỏng đi để dồn quân lên Kursk.
Đây là điều mà giới chức Mỹ dường như lo ngại. Liệu sự hỗ trợ gần 3 năm qua của Washington có thể "xôi hỏng bỏng không" vì quyết định tấn công Kursk mà không có tham vấn từ Mỹ hay không?
Một câu hỏi quan trọng khác chính là nếu tình thế trở nên bất lợi hoàn toàn cho Ukraine sau vụ tấn công Kursk, liệu Mỹ và các đồng minh có cho phép Kiev dùng tên lửa tầm xa bắn vào lãnh thổ Nga hay không?
Mỹ trước đó từng thận trọng chiến lược với việc cấp vũ khí cho Ukraine, từ HIMARS, ATACMS, xe tăng Abrams, tổ hợp Patriot nhưng cuối cùng vẫn quyết định viện trợ cho Kiev bất chấp Nga cảnh báo.
Vì vậy, câu hỏi đặt ra là Mỹ có thể "cởi trói" cho Ukraine dùng vũ khí tầm xa bắn sâu vào lãnh thổ Nga khi đồng minh chịu bất lợi hay không?
Nga đã cảnh báo dùng mọi biện pháp có thể nếu toàn vẹn lãnh thổ của nước này bị đe dọa, ám chỉ khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân.
Trước ngày 6/8, cuộc chiến diễn ra trên lãnh thổ Ukraine, khi Kiev tấn công vào các khu vực do Moscow kiểm soát, hoặc ngăn chặn Nga tấn công qua biên giới trước.
Tuy nhiên, cuộc chiến giờ đây đã lan sang lãnh thổ chủ quyền của Nga. Thế khó của Mỹ chính là việc nếu họ đưa ra quyết định quá quyết liệt với cuộc tấn công của Ukraine tại Kursk, đó có thể được xem xâm phạm chủ quyền của Nga và gây chiến với Moscow.
Đây là một canh bạc liều lĩnh và quyết định của Mỹ sẽ có thể ảnh hưởng lớn tới cách mà cục diện xoay chuyển vì Washington là nhà tài trợ vũ khí lớn nhất cho Ukraine.
Theo Asia Times, BBC
Thế giớiThế "tiến thoái lưỡng nan" của Nga và Mỹ khi Ukraine đột kích Kursk
(Dân trí) - Việc Ukraine bất ngờ tấn công vào lãnh thổ chủ quyền của Nga ở Kursk dường như gây ra tình huống khó khăn không chỉ cho Moscow mà còn cả đồng minh của Kiev là Mỹ.
Cuộc tấn công ngày 6/8 của Ukraine vào khu vực Kursk của Nga khiến các bên đều bất ngờ. Theo Asia Times, đây là diễn biến không thể lường trước với hầu hết các bên theo dõi cuộc chiến.
Không ai có thể tin rằng Ukraine, bên đang thiếu cả vũ khí và nhân lực; chịu áp lực dồn dập từ Nga ở Donbass, có thể mở một chiến dịch tấn công xuyên biên giới vào Nga.
Cho tới nay, Ukraine đã chọc sâu được khoảng 30km vào một số hướng vào Kursk.
Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW), nếu những gì Ukraine công bố là đúng, Kiev đã kiểm soát được hơn 1.000km2, thì đây được xem là tổn thất lớn nhất về lãnh thổ ở phía tây của Nga kể từ tháng 4/1944, thời điểm Thế chiến II chưa kết thúc.
Từ Sumy, Ukraine đưa quân vào lãnh thổ Nga ở vùng Kursk (Ảnh: BBC).
Thế khó của Nga
Cuộc tấn công của Ukraine được xem đã đặt chính quyền Tổng thống Nga Vladimir Putin vào thế khó, theo Asia Times.
Theo giới quan sát, chiến dịch đột kích đã dồn áp lực lên phía Nga. Về mặt chính trị, việc Ukraine có thể tiến sâu như vậy vào lãnh thổ Nga được xem là bước lùi bất lợi cho phía Moscow và chính quyền ông Putin.
Theo Asia Times, diễn biến này không chỉ thách thức quân đội Nga mà còn thách thức những tuyên bố trước đó của Điện Kremlin rằng mọi thứ đang diễn ra theo đúng kế hoạch, rằng chiến thắng nằm trong tầm tay của Nga và rằng Tổng thống Vladimir Putin có thể bảo vệ người dân Nga khỏi các mối đe dọa từ nước ngoài.
Cuộc chiến Nga - Ukraine đã trở thành một cuộc chiến tiêu hao tốn kém kéo dài nhiều năm, khi các bên đều đang kéo căng lực lượng dọc theo hơn 1.000km tiền tuyến.
Tuy nhiên, trong nhiều tháng qua, ngoại trừ các vụ tấn công bằng UAV của Ukraine vào lãnh thổ Nga, cuộc chiến vẫn chưa gây ra những xáo trộn quá lớn đối với người dân Nga.
Việc Ukraine tấn công xuyên biên giới có thể mang tới một thông điệp rằng, cuộc chiến thực sự đã xảy ra trên lãnh thổ Nga. Gần 200.000 dân ở biên giới đã phải di tản, các khu vực giáp Ukraine đã đặt trong tình trạng báo động cao và vũ khí hạng nặng của đối thủ đã thực sự lăn bánh trên đất Nga.
Trong một cuộc chiến tiêu hao, bên nào là bên có thể chịu đựng được lâu hơn sẽ có lợi thế hơn. Cả Nga và Ukraine sẽ đều cần phải dựa vào sự ủng hộ từ công chúng vì chiến sự có nghĩa là sẽ có chi phí về kinh tế để duy trì chiến phí và cả sự cống hiến của các binh sĩ trong lực lượng vũ trang.
Đòn tấn công của Ukraine có thể sẽ làm lung lay sự ủng hộ của công chúng Nga đối với ông Putin, theo Asia Times.
Một vụ tấn công của Ukraine vào Kursk, Nga (Ảnh: Reuters).
Với việc Ukraine đang tích cực đào hào để lập vùng đệm trên lãnh thổ Nga, Moscow chịu áp lực phải phản công nhanh chóng trước khi Kiev củng cố các vị trí phòng thủ.
Theo giới quan sát phương Tây, việc Nga thiếu lực lượng phản ứng nhanh dường như đã khiến nỗ lực ngăn chặn Ukraine trong hơn một tuần qua vẫn chưa thực sự nhanh như kỳ vọng.
Asia Times nhắc lại sự kiện hồi năm ngoái khi lực lượng quân sự tư nhân Wagner nổi loạn và đã đưa quân tới cách Moscow chỉ 200km thì các bên mới có thể đưa ra thỏa thuận. Vào thời điểm đó, phản ứng của quân đội Nga với Wagner bị đánh giá là chậm.
Sang năm nay, việc Ukraine, một đội quân có tiềm lực yếu hơn, xâm nhập sâu vào lãnh thổ, đang gây áp lực cho Nga, đồng thời cũng lộ rõ điểm yếu phòng thủ của Moscow.
Câu hỏi đặt ra là Nga sẽ bao giờ mở chiến dịch phản công nhanh và tổng lực vì nếu họ chọn phương án tấn công chậm, Ukraine có thể sẽ có thời gian để củng cố vị trí và việc giành lại từng chiến hào sẽ còn khó hơn.
Câu hỏi tiếp theo là nếu Nga tấn công tổng lực, họ sẽ lấy lực lượng ở đâu? Về mặt bản chất, Nga đã kéo căng đội hình trên 1.000km tiền tuyến ở Ukraine và đang đạt được đà tiến ở Donbass khi áp sát huyết mạch hậu cần của Kiev tại đây.
Liệu Nga có chấp nhận bỏ cơ hội đạt được đột phá ở Donbass để đưa quân về bảo vệ Kursk hay không? Liệu công chúng Nga có gây áp lực lên chính quyền ông Putin vì Kursk bị tấn công hay không là những câu hỏi chưa có lời giải.
Binh sĩ Ukraine tuần tra ở Sudzha, Kursk (Ảnh: Reuters).
Mặt khác, trong mối đe dọa cũng tồn tại cơ hội cho Nga, Asia Times nhận định.
Điện Kremlin hoàn toàn có thể sử dụng việc Ukraine tấn công lãnh thổ Nga để thuyết phục người dân về mối đe dọa của Kiev và phương Tây với chủ quyền của Nga, nhằm thu hút thêm sự ủng hộ và đoàn kết của công chúng.
Điều này có thể là phương án khả thi. Xét cho cùng, dù Kiev đưa lực lượng tinh nhuệ hàng đầu sang kiểm soát 1.000km2 lãnh thổ Nga, nhưng về mặt bản chất Moscow còn đang kiểm soát gần 20% lãnh thổ Ukraine.
Cuộc tấn công của Ukraine có thể sẽ tác động mạnh tới người dân ở Kursk và các khu vực biên giới, nhưng việc nó có thể tạo ra hiệu ứng mạnh mẽ với các vùng khác trên lãnh thổ rộng lớn của Nga hay không vẫn chưa rõ ràng.
Vì vậy, mục tiêu mà một quan chức Ukraine nêu ra rằng vụ tấn công vào Kursk có thể làm Nga trở nên "bất ổn" dường như khó có thể đạt được, ít nhất vào tương lai gần, theo Asia Times.
Nga đã bắt đầu điều động lực lượng và vũ khí tới Kursk để chuẩn bị cho cuộc phản công lớn.
Mặc dù vậy, việc Ukraine tấn công vào lãnh thổ Nga được xem có thể tạo ra một cú hích lớn trong nội bộ Kiev, khi tâm lý chán nản chiến sự đã xuất hiện nhiều tháng qua. Mặt khác, thách thức của Ukraine vẫn còn lớn ở phía trước, khi cuộc tấn công vào Kursk không thể thay đổi một thực tế rằng, Kiev vẫn còn tiền tuyến dài 1.000km phải đối phó với Nga.
Mỹ vào thế "cân não"
Việc Ukraine tấn công vào lãnh thổ chủ quyền của Nga có thể tác động tới chính sách của Mỹ với Kiev trong tương lai (Ảnh: Reuters).
Hôm 14/8, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng, chiến dịch đột kích của Ukraine khiến Nga "tiến thoái lưỡng nan thực sự".
Tuy nhiên, theo BBC, chính động thái của Ukraine cũng khiến chính quyền ông Biden rơi vào thế khó.
Theo các nguồn tin, Washington đang đánh giá liệu cuộc tấn công này có thể định hình lại động lực chính trị và quân sự của cuộc chiến như thế nào. Ngoài ra, nó cũng có thể tác động đối với lập trường thay đổi lâu dài của Washington về cách Ukraine có thể sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp.
Trong gần 3 năm qua, chính quyền ông Biden đã nỗ lực hỗ trợ Ukraine nhưng tránh làm căng thẳng với Nga leo thang vượt ngoài kiểm soát. Vì vậy cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ chủ quyền của Nga mang đến hàng loạt câu hỏi.
Liệu điều này có nhanh chóng mở rộng các giới hạn do Washington đặt ra về cách Ukraine có thể sử dụng các hệ thống vũ khí của Mỹ và NATO trên lãnh thổ Nga hay không? Liệu nó có nguy cơ vượt qua các lằn ranh của Nga về sự can dự của phương Tây vào cuộc chiến hay không?
Bộ Quốc phòng Nga công bố hình ảnh binh sĩ Ukraine bị bắt làm tù binh ở Kursk (Ảnh: Reuters).
Thứ nhất, Mỹ là nhà viện trợ vũ khí chính cho Ukraine. Washington chưa có lập trường công khai cụ thể về việc có cho Kiev sử dụng vũ khí Washington viện trợ trên lãnh thổ Nga hay không. Cho tới nay, Mỹ mới chỉ làm rõ một điều rằng Ukraine không thể dùng tên lửa tầm xa của Washington tấn công vào sâu trong lòng nước Nga.
Nga vẫn là cường quốc hạt nhân, cường quốc quân sự. Các động thái vượt lằn ranh đỏ của Nga có thể kéo theo rủi ro không thể lường trước.
Mặc dù vậy, người phát ngôn Lầu Năm Góc Patrick Ryder cho biết Mỹ vẫn chưa có thay đổi trong chính sách liên quan tới việc Ukraine sử dụng vũ khí Washington viện trợ. Điều này có thể ám chỉ rằng Ukraine có thể dùng vũ khí của Mỹ tại khu vực biên giới của Nga để ngăn Nga tấn công.
Mặt khác, Ukraine lại đang là bên tấn công Nga và giới chức Kiev thừa nhận vũ khí Mỹ, ví dụ pháo phản lực phóng loạt HIMARS đang đóng vai trò quan trọng để Ukraine tiến lên phía trước.
Liệu việc Ukraine dùng vũ khí vốn được viện trợ nhằm mục đích tự vệ nhưng lại tấn công Nga có làm thay đổi chính sách của Mỹ hay không? Điều này tới nay vẫn khá mông lung.
Mặt khác, truyền thông Mỹ dẫn lời giới chức nước này nói rằng, phía Washington dường như tỏ ra hoài nghi với triển vọng của Ukraine trong việc giữ vững thành quả tấn công.
Liệu Ukraine có thể bảo toàn được hơn 1.000km2 lãnh thổ Nga khi họ đang thiếu cả đạn dược và nhân lực? Liệu canh bạc của Ukraine khi đưa quân tinh nhuệ sang lãnh thổ Nga có khiến họ thiệt hại nặng hay không?
Mặt khác, việc Ukraine tập trung vào Kursk có thể khiến họ trả giá đắt ở Donbass. Chính truyền thông Ukraine gần đây dẫn lời các binh sĩ nước này cho biết, tình hình ở mặt trận Donetsk đang lâm nguy. Nga vẫn duy trì đà tiến và áp đảo hỏa lực, trong khi lực lượng Ukraine đã mỏng đi để dồn quân lên Kursk.
Đây là điều mà giới chức Mỹ dường như lo ngại. Liệu sự hỗ trợ gần 3 năm qua của Washington có thể "xôi hỏng bỏng không" vì quyết định tấn công Kursk mà không có tham vấn từ Mỹ hay không?
Một câu hỏi quan trọng khác chính là nếu tình thế trở nên bất lợi hoàn toàn cho Ukraine sau vụ tấn công Kursk, liệu Mỹ và các đồng minh có cho phép Kiev dùng tên lửa tầm xa bắn vào lãnh thổ Nga hay không?
Mỹ trước đó từng thận trọng chiến lược với việc cấp vũ khí cho Ukraine, từ HIMARS, ATACMS, xe tăng Abrams, tổ hợp Patriot nhưng cuối cùng vẫn quyết định viện trợ cho Kiev bất chấp Nga cảnh báo.
Vì vậy, câu hỏi đặt ra là Mỹ có thể "cởi trói" cho Ukraine dùng vũ khí tầm xa bắn sâu vào lãnh thổ Nga khi đồng minh chịu bất lợi hay không?
Nga đã cảnh báo dùng mọi biện pháp có thể nếu toàn vẹn lãnh thổ của nước này bị đe dọa, ám chỉ khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân.
Trước ngày 6/8, cuộc chiến diễn ra trên lãnh thổ Ukraine, khi Kiev tấn công vào các khu vực do Moscow kiểm soát, hoặc ngăn chặn Nga tấn công qua biên giới trước.
Tuy nhiên, cuộc chiến giờ đây đã lan sang lãnh thổ chủ quyền của Nga. Thế khó của Mỹ chính là việc nếu họ đưa ra quyết định quá quyết liệt với cuộc tấn công của Ukraine tại Kursk, đó có thể được xem xâm phạm chủ quyền của Nga và gây chiến với Moscow.
Đây là một canh bạc liều lĩnh và quyết định của Mỹ sẽ có thể ảnh hưởng lớn tới cách mà cục diện xoay chuyển vì Washington là nhà tài trợ vũ khí lớn nhất cho Ukraine.
Theo Asia Times, BBC
Đăng thảo luận