Chủ tịch nước Tô Lâm hôm 12/09 đã có thông điệp video tham gia sự kiện cấp cao “Lời kêu gọi toàn cầu về Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai”.

Hưởng ứng sáng kiến của Tổng thống Cộng hòa Namibia Nangolo Mbumba và Thủ tướng Cộng hòa liên bang Đức Olaf Scholz, ngày 12/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thông điệp ghi hình tới Sự kiện Lời kêu gọi toàn cầu về Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai. 

Sự kiện cấp cao được tổ chức dưới hình thức trực tuyến, có sự tham gia của Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) khóa 79 Philemon Yang, cùng gần 50 nguyên thủ và người đứng đầu chính phủ. Sự kiện này nhằm tạo động lực và cam kết chính trị ở cấp cao nhất trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai sẽ được tổ chức tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York từ 22  - 23/9. 

Thông điệp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại sự kiện Lời kêu gọi toàn cầu  第1张 Ảnh minh hoạ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định, Việt Nam sẽ đóng góp tích cực vào Hội nghị và những nỗ lực chung nhằm củng cố hòa bình, hợp tác và đoàn kết quốc tế, để thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển bền vững. Chúng tôi sẽ không ngừng phấn đấu để mọi người dân được hưởng thụ đầy đủ những thành quả của công cuộc phát triển và chuẩn bị sẵn sàng cho thế hệ tương lai.

Trên tinh thần đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu 3 đề xuất giải pháp lớn có tính chuyển đổi để thúc đẩy kết quả của Hội nghị có ý nghĩa, gồm:  

Thứ nhất, cần có chuyển đổi về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, trong đó Liên Hợp Quốc giữ vai trò dẫn dắt, thiết lập khung pháp lý chia sẻ thông tin, hỗ trợ các quốc gia phát triển công nghệ mới và tiên phong như công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI) và tự động hóa… một cách an toàn. Những thành tựu mới nhất của khoa học, công nghệ cần phải đến được với mọi quốc gia theo hướng công bằng, hữu ích và bao trùm.

Thứ hai, sự phát triển bền vững của thế giới gắn liền với chuyển đổi xanh, đặc biệt là công nghệ xanh, năng lượng xanh và tài chính xanh. Chúng tôi đề xuất nghiên cứu thiết lập một diễn đàn công nghệ xanh toàn cầu để Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các tổ chức khu vực khác cùng chia sẻ kinh nghiệm và thúc đẩy công nghệ xanh.

Thứ ba, chúng ta cần thúc đẩy chuyển đổi quản trị toàn cầu, trong đó tập trung vào cải tổ Liên hợp quốc và các thể chế tài chính đa phương để có thể ứng phó hiệu quả với những thách thức hiện tại và tương lai, huy động tốt hơn nguồn lực hỗ trợ các quốc gia đang phát triển.