(Dân trí) - "Trong lòng tôi, không tình yêu nào đẹp hơn tình yêu của ba mẹ, không sự trìu mến nào có thể nhiều hơn sự trìu mến ba dành cho mẹ, không sự bao dung nào có thể lớn hơn sự bao dung mẹ dành cho ba".

Tướng Hoàng Đan đạp xe 1.300km hỏi cưới vợ, bài học dạy con từ chiếc bát vỡ  第1张

Chiều 13/4, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp tổ chức ra mắt sách Thư cho em của tác giả, doanh nhân Hoàng Nam Tiến.

Cuốn sách được phát hành từ cuối tháng 3, kể về tình yêu sâu đậm của thiếu tướng Hoàng Đan (1928-2003) và đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị An Vinh (1933-2022).

Thư cho em dày 300 trang, gồm 4 phần: Đi Điện Biên Phủ về, ta cưới!; Hương gây mùi nhớ; Thư cho em giữa hai bên súng địch ta vẫn nổVề đây bên nhau.

4 phần tương ứng các mốc thời gian từ khi vợ chồng ông Hoàng Đan và bà An Vinh nên duyên đến tháng ngày phải xa cách vì chiến tranh, cuối cùng là cuộc sống tuổi già bên nhau.

Tướng Hoàng Đan đạp xe 1.300km hỏi cưới vợ, bài học dạy con từ chiếc bát vỡ  第2张

Ông Hoàng Nam Tiến viết sách về chuyện tình của ba mẹ (Ảnh: Minh Nhân).

Chuyện tình người lính qua 400 bức thư tay

Thư cho em bắt đầu bằng lời kể của tác giả Hoàng Nam Tiến về sự kiện tướng Hoàng Đan qua đời vào năm 2003. Mẹ của tác giả, bà An Vinh, yêu cầu con trai út xếp đặt những bức thư và nhật ký của hai ông bà sẽ theo ông Hoàng Đan về thế giới bên kia.

Ông Tiến đã "to gan" trái lời mẹ, đánh liều lén giữ lại một hộp tài liệu, trong đó là hơn 400 bức thư bố mẹ gửi cho nhau qua hai cuộc chiến.

Những bức thư mấy chục năm tuổi, giấy đã vàng ố màu thời gian. Ông Tiến chậm rãi đọc thư qua nhiều năm, như đi lại hành trình 50 năm bên nhau của ba mẹ, mường tượng "ba Đan" viết thư cho mẹ khi vội vàng trong những đợt chuyển quân, khi thư thả những ngày đi Liên Xô học; nghĩ về những khi mẹ xong việc nhà, cho con ngủ yên rồi mới khêu đèn viết thư cho chồng.

Tình yêu của họ lớn dần trong tình yêu đất nước, trong dòng chảy lịch sử, trong khát vọng hòa bình. Từng lá thư như những sợi dây mềm buộc một cuộc tình 50 năm bền chặt, qua ngày tháng, từ từ được mở ra.

Bao nhớ thương, giận hờn và chờ đợi, cặp vợ chồng chỉ biết gửi gắm qua hơn 400 lá thư cho nhau, kéo dài qua bao dấu mốc lịch sử của dân tộc: chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, Chiến dịch đường 9 - Khe Sanh năm 1968, Quảng Trị năm 1972, Sài Gòn năm 1975, cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979, năm 1884... 

Tướng Hoàng Đan đạp xe 1.300km hỏi cưới vợ, bài học dạy con từ chiếc bát vỡ  第2张Tướng Hoàng Đan đạp xe 1.300km hỏi cưới vợ, bài học dạy con từ chiếc bát vỡ  第2张Tướng Hoàng Đan đạp xe 1.300km hỏi cưới vợ, bài học dạy con từ chiếc bát vỡ  第2张

Những bức thư đi qua chiến tranh của tướng Hoàng Đan và vợ được trưng bày tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (Ảnh: Minh Nhân).

Ông Tiến nói khi bố mẹ đi xa, con cái có thể xây mộ, làm nhà thờ, dùng tiền phúng viếng để đi từ thiện.

"Tôi cũng đã làm tất cả những việc đấy. Nhưng tôi muốn làm một điều hơn thế nữa, chính là cuốn sách Thư cho em", ông cho hay.

Tác giả nói có thể đây là cuốn sách đầu tiên, cũng như cuối cùng của mình. Bởi từ bé, ông học chuyên toán, điểm văn rất thấp nên chưa từng nghĩ sẽ viết được sách.

"Ban đầu, tôi có hai người nhiều kinh nghiệm hỗ trợ biên tập lời kể. Nhưng qua cách hành văn của họ, tôi nhận ra đây không còn là lời nói cũng như câu chuyện của bản thân. Nó trở thành quyển sách đẹp, trơn tru, nhiều thán từ. Do vậy, tôi nhờ đến một bạn trẻ, mong được giữ nguyên giọng văn của mình", ông Tiến kể.

Tướng Hoàng Đan đạp xe 1.300km hỏi cưới vợ, bài học dạy con từ chiếc bát vỡ  第2张

Bìa sách "Thư cho em" của tác giả, doanh nhân Hoàng Nam Tiến (Ảnh: Minh Nhân).

Đạp xe 1.300km hỏi cưới vợ nhưng bị... từ chối

Tại sự kiện ra mắt sách Thư cho em, ông Hoàng Nam Tiến đã chia sẻ nhiều câu chuyện thú vị về mối tình của tướng Hoàng Đan và vợ.

Năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tướng Hoàng Đan tức tốc lên gặp Bộ Chỉ huy để xin nghỉ phép về quê cưới vợ. Trong niềm vui chung của cả nước khi ấy, có niềm vui của riêng "ba Đan" là: "Thắng trận về lấy vợ". 

Ông Hoàng Đan đã đạp xe từ Điện Biên về Nghệ An tìm bà An Vinh. Biết người yêu được cử ra Thái Nguyên học tập, ông lại ngược về Việt Bắc rồi vượt sông sang Lạng Sơn khi hay tin bà đã phân công về đây công tác. Tổng quãng đường xấp xỉ 1.300km, tương đương từ Hà Nội vào Nha Trang.

Lúc hội ngộ, bà An Vinh đã từ chối lời cầu hôn vì muốn tập trung phấn đấu công tác. Bởi lẽ bà xuất thân là một cô bé đi ở, có khát khao thay đổi số phận mạnh mẽ.

Lời từ chối đó là cú sốc quá lớn với ông Hoàng Đan.

"Nếu lấy anh, em sẽ quay trở về quê, cả cuộc đời gắn với chuyện chăm sóc bố mẹ chồng và những đứa con", nghe xong lời tâm sự của người yêu, ông Hoàng Đan mới thực sự hiểu.

Để cưới được bà An Vinh, tướng Hoàng Đan đã hứa sẽ "không làm gì cả", không có con trong 3 năm đầu để vợ được tập trung vào sự nghiệp. Đêm tân hôn, ông không ngủ phút nào, chỉ cầm tay vợ nói chuyện, còn bà An Vinh ngủ được vài ba tiếng.

Người lính đã giữ lời hứa đó cho đến năm 1958, khi vợ được chuyển từ Lạng Sơn về Hà Nội làm việc, hai người mới có cậu con trai đầu tiên.

Tướng Hoàng Đan đạp xe 1.300km hỏi cưới vợ, bài học dạy con từ chiếc bát vỡ  第2张

Thiếu tướng Hoàng Đan và người vợ của mình (Ảnh: Hoàng Nam Tiến).

Khi đã cưới chồng, bà An Vinh có ý thức sâu sắc về việc "phải học bằng chồng" để có nhận thức, trình độ học vấn… bằng bạn đời của mình. Ngoài nuôi con và làm việc, bà học hết cấp 2, cấp 3, rồi học lên cao hơn nữa, trở thành một mậu dịch viên xuất sắc, một đại biểu Quốc hội.

Cách bà An Vinh phấn đấu "phải giỏi bằng chồng" có nhiều ý nghĩa với các bạn trẻ hiện đại. Nếu không cùng nhận thức, tầm nhìn, quan điểm sống và kinh nghiệm, sẽ không thể hiểu và đồng cảm cho nhau. Và hạnh phúc nhất là trong hành trình học tập của bà An Vinh luôn có chồng ủng hộ.

"Anh thích học và rất ham học nên anh cũng muốn người yêu anh như vậy, cái đó cũng không hại gì. Em tùy anh nhé.

Việc học cũng khó nhưng học tập Paven chúng ta sẽ thấy rõ không khó khăn nào không vượt qua được. Paven mù hai mắt mà vẫn học hỏi được, không lẽ chúng ta lại không học được hay sao?".

(Thư ông Hoàng Đan gửi vợ An Vinh khi mới cưới, 15/2/1955)

Dạy con từ chiếc bát vỡ

Ông Hoàng Nam Tiến cho biết quá trình bà An Vinh trưởng thành rất khó khăn nên bà khắt khe với bản thân, với cả con cái trong việc nuôi dạy.

Năm 1962, khi ông Hoàng Đan đang đi học ở Liên Xô. Trong một lá thư gửi vợ, ông hỏi: "Em có quan tâm đến con không? Em có trìu mến với các con không?" và nhắc bà phải thay đổi.

Ông kể cho vợ nghe về một công trình tâm lý học tại Mỹ năm 1958: Có một con khỉ bị mất mẹ, người ta đưa nó vào một căn phòng có một con khỉ bằng bông và một con khỉ bằng gỗ. Con khỉ con ấy chỉ ôm lấy con khỉ bằng bông, nghĩa là ngay cả một con khỉ cũng muốn có cái gì đó ấm áp, mềm mại.

Từ đó, bà An Vinh thay đổi. Khi mang thai ông Tiến, người mẹ thường xuyên xoa bụng nói chuyện với con. Đến khi con ra đời, bà xoa lưng, bóp chân, thay vì lời hát ru, bà đọc Truyện Kiều cho con nghe.

52 tuổi, ông Tiến vẫn được mẹ bóp chân, ru bằng các câu thơ Truyện Kiều.

"Bố tôi đã thay đổi mẹ. Sau này biết chuyện, tôi đã rất ngạc nhiên khi ngày đó, ba đi học quân sự ở nước ngoài nhưng ông đọc cả những nghiên cứu về tâm lý học như thế", ông Tiến cho hay. 

Tướng Hoàng Đan đạp xe 1.300km hỏi cưới vợ, bài học dạy con từ chiếc bát vỡ  第2张

Ông Hoàng Nam Tiến xúc động khi nhắc lại câu chuyện cuộc đời của ba mẹ (Ảnh: Minh Nhân).

Một ký ức khác về ba mẹ khiến ông Tiến nhớ mãi, đó là năm 1972, khi ông mới 3 tuổi, vô tình làm rơi vỡ chiếc bát sứ Hải Dương "hồi đó quý và chất lượng".

Bát rơi xuống đất vỡ tan tành, còn ông Tiến mặt nghệt ra sắp khóc tới nơi. Cả nhà cũng dừng bữa, nín thở. Cứ nghĩ là ông Đan sẽ mắng con, nhưng không! Đột nhiên ông đứng lên, thả cái bát trên tay xuống. Hai cha con phá lên cười.

Ông đứng lên, vào chạn lấy luôn năm cái bát nữa, thả rơi để con trai... cười tiếp. Lúc ấy, bà An Vinh kinh ngạc.

Đến khi lớn lên, cứ mỗi mùa hè, ông Tiến được ba đưa lên doanh trại quân đội ở cùng. Ông được sinh hoạt với tiểu đoàn trinh sát, quân y hay đại đội lái xe. Năm 10, 11 tuổi, ông Tiến đã biết về các loại súng, cách lái xe, có thể tiêm, băng bó hay thực hiện các biện pháp sơ cứu.

"Tôi mong người trẻ tin rằng tình yêu là có thật"

Trung tướng Nguyễn Mạnh Đẩu, nguyên Chính ủy Tổng cục Kỹ thuật, bày tỏ Thư cho em được viết ra không chỉ để lưu giữ ký ức của tác giả và gia đình mà còn chia sẻ với độc giả hôm nay về tình yêu cao đẹp của một thời đại anh hùng của dân tộc.

"Tướng Hoàng Đan bên ngoài lý trí kiên cường, chất thép trong chiến tranh, thì bên trong ôm chứa một tâm hồn lãng mạn cách mạng, có tình yêu thật sự đối với gia đình và vợ con", Trung tướng Nguyễn Mạnh Đẩu nói. 

Tướng Hoàng Đan đạp xe 1.300km hỏi cưới vợ, bài học dạy con từ chiếc bát vỡ  第2张

Trung tướng Nguyễn Mạnh Đẩu, nguyên Chính ủy Tổng cục Kỹ thuật (Ảnh: Minh Nhân).

Nói về mục đích viết cuốn sách này, ông Hoàng Nam Tiến bày tỏ mong muốn kể lại câu chuyện của ba mẹ - chuyện tình vượt qua hai thế kỷ, tràn đầy trìu mến thương yêu và gắn liền với các mốc lịch sử lớn lao của dân tộc.

Ông muốn lưu lại tất cả những gì thuộc về họ, trước hết là cho chính ông, con cháu và đại gia đình - những ai đã sống trong tình yêu thương và che chở của "ba Đan" và "mẹ An Vinh".

Tác giả cũng muốn những người trẻ ngày nay sẽ hiểu được chuyện tình của một người lính và một người cán bộ cách mạng, chính là tình yêu chung của cả một thế hệ.

Tướng Hoàng Đan đạp xe 1.300km hỏi cưới vợ, bài học dạy con từ chiếc bát vỡ  第2张

Ông Hoàng Nam Tiến thay mặt gia đình trao tặng 50 bức thư của ba mẹ cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (Ảnh: Minh Nhân).

Không phải ngẫu nhiên tác giả Hoàng Nam Tiến lựa chọn một trích dẫn kinh điển của văn học Liên Xô làm lời đề dẫn: "Năm tháng sẽ trôi qua, những cuộc chiến sẽ im ắng dần, những cuộc cách mạng sẽ thôi không gào thét, và sẽ còn lại không phôi pha tấm lòng em dịu dàng, nhẫn nại và chan chứa yêu thương". 

Ông tin rằng các bạn trẻ khi đọc cuốn sách này, sẽ thấy rõ thế nào là lãng mạn cách mạng, tình yêu đôi trẻ, tình yêu vợ chồng hòa quyện tình yêu đất nước. 

"Đã có cả một thế hệ đã phải nén tình yêu cá nhân, đặt tình yêu gia đình lại để dành cho tình yêu đất nước trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ. Tôi mong độc giả, nhất là các bạn trẻ, sẽ tin rằng tình yêu là có thật", ông Tiến nói.

Văn hóa

Tướng Hoàng Đan đạp xe 1.300km hỏi cưới vợ, bài học dạy con từ chiếc bát vỡ

(Dân trí) - "Trong lòng tôi, không tình yêu nào đẹp hơn tình yêu của ba mẹ, không sự trìu mến nào có thể nhiều hơn sự trìu mến ba dành cho mẹ, không sự bao dung nào có thể lớn hơn sự bao dung mẹ dành cho ba".

Tướng Hoàng Đan đạp xe 1.300km hỏi cưới vợ, bài học dạy con từ chiếc bát vỡ  第1张

Chiều 13/4, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp tổ chức ra mắt sách Thư cho em của tác giả, doanh nhân Hoàng Nam Tiến.

Cuốn sách được phát hành từ cuối tháng 3, kể về tình yêu sâu đậm của thiếu tướng Hoàng Đan (1928-2003) và đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị An Vinh (1933-2022).

Thư cho em dày 300 trang, gồm 4 phần: Đi Điện Biên Phủ về, ta cưới!; Hương gây mùi nhớ; Thư cho em giữa hai bên súng địch ta vẫn nổVề đây bên nhau.

4 phần tương ứng các mốc thời gian từ khi vợ chồng ông Hoàng Đan và bà An Vinh nên duyên đến tháng ngày phải xa cách vì chiến tranh, cuối cùng là cuộc sống tuổi già bên nhau.

Tướng Hoàng Đan đạp xe 1.300km hỏi cưới vợ, bài học dạy con từ chiếc bát vỡ  第12张

Ông Hoàng Nam Tiến viết sách về chuyện tình của ba mẹ (Ảnh: Minh Nhân).

Chuyện tình người lính qua 400 bức thư tay

Thư cho em bắt đầu bằng lời kể của tác giả Hoàng Nam Tiến về sự kiện tướng Hoàng Đan qua đời vào năm 2003. Mẹ của tác giả, bà An Vinh, yêu cầu con trai út xếp đặt những bức thư và nhật ký của hai ông bà sẽ theo ông Hoàng Đan về thế giới bên kia.

Ông Tiến đã "to gan" trái lời mẹ, đánh liều lén giữ lại một hộp tài liệu, trong đó là hơn 400 bức thư bố mẹ gửi cho nhau qua hai cuộc chiến.

Những bức thư mấy chục năm tuổi, giấy đã vàng ố màu thời gian. Ông Tiến chậm rãi đọc thư qua nhiều năm, như đi lại hành trình 50 năm bên nhau của ba mẹ, mường tượng "ba Đan" viết thư cho mẹ khi vội vàng trong những đợt chuyển quân, khi thư thả những ngày đi Liên Xô học; nghĩ về những khi mẹ xong việc nhà, cho con ngủ yên rồi mới khêu đèn viết thư cho chồng.

Tình yêu của họ lớn dần trong tình yêu đất nước, trong dòng chảy lịch sử, trong khát vọng hòa bình. Từng lá thư như những sợi dây mềm buộc một cuộc tình 50 năm bền chặt, qua ngày tháng, từ từ được mở ra.

Bao nhớ thương, giận hờn và chờ đợi, cặp vợ chồng chỉ biết gửi gắm qua hơn 400 lá thư cho nhau, kéo dài qua bao dấu mốc lịch sử của dân tộc: chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, Chiến dịch đường 9 - Khe Sanh năm 1968, Quảng Trị năm 1972, Sài Gòn năm 1975, cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979, năm 1884... 

Tướng Hoàng Đan đạp xe 1.300km hỏi cưới vợ, bài học dạy con từ chiếc bát vỡ  第13张Tướng Hoàng Đan đạp xe 1.300km hỏi cưới vợ, bài học dạy con từ chiếc bát vỡ  第14张Tướng Hoàng Đan đạp xe 1.300km hỏi cưới vợ, bài học dạy con từ chiếc bát vỡ  第15张

Những bức thư đi qua chiến tranh của tướng Hoàng Đan và vợ được trưng bày tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (Ảnh: Minh Nhân).

Ông Tiến nói khi bố mẹ đi xa, con cái có thể xây mộ, làm nhà thờ, dùng tiền phúng viếng để đi từ thiện.

"Tôi cũng đã làm tất cả những việc đấy. Nhưng tôi muốn làm một điều hơn thế nữa, chính là cuốn sách Thư cho em", ông cho hay.

Tác giả nói có thể đây là cuốn sách đầu tiên, cũng như cuối cùng của mình. Bởi từ bé, ông học chuyên toán, điểm văn rất thấp nên chưa từng nghĩ sẽ viết được sách.

"Ban đầu, tôi có hai người nhiều kinh nghiệm hỗ trợ biên tập lời kể. Nhưng qua cách hành văn của họ, tôi nhận ra đây không còn là lời nói cũng như câu chuyện của bản thân. Nó trở thành quyển sách đẹp, trơn tru, nhiều thán từ. Do vậy, tôi nhờ đến một bạn trẻ, mong được giữ nguyên giọng văn của mình", ông Tiến kể.

Tướng Hoàng Đan đạp xe 1.300km hỏi cưới vợ, bài học dạy con từ chiếc bát vỡ  第16张

Bìa sách "Thư cho em" của tác giả, doanh nhân Hoàng Nam Tiến (Ảnh: Minh Nhân).

Đạp xe 1.300km hỏi cưới vợ nhưng bị... từ chối

Tại sự kiện ra mắt sách Thư cho em, ông Hoàng Nam Tiến đã chia sẻ nhiều câu chuyện thú vị về mối tình của tướng Hoàng Đan và vợ.

Năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tướng Hoàng Đan tức tốc lên gặp Bộ Chỉ huy để xin nghỉ phép về quê cưới vợ. Trong niềm vui chung của cả nước khi ấy, có niềm vui của riêng "ba Đan" là: "Thắng trận về lấy vợ". 

Ông Hoàng Đan đã đạp xe từ Điện Biên về Nghệ An tìm bà An Vinh. Biết người yêu được cử ra Thái Nguyên học tập, ông lại ngược về Việt Bắc rồi vượt sông sang Lạng Sơn khi hay tin bà đã phân công về đây công tác. Tổng quãng đường xấp xỉ 1.300km, tương đương từ Hà Nội vào Nha Trang.

Lúc hội ngộ, bà An Vinh đã từ chối lời cầu hôn vì muốn tập trung phấn đấu công tác. Bởi lẽ bà xuất thân là một cô bé đi ở, có khát khao thay đổi số phận mạnh mẽ.

Lời từ chối đó là cú sốc quá lớn với ông Hoàng Đan.

"Nếu lấy anh, em sẽ quay trở về quê, cả cuộc đời gắn với chuyện chăm sóc bố mẹ chồng và những đứa con", nghe xong lời tâm sự của người yêu, ông Hoàng Đan mới thực sự hiểu.

Để cưới được bà An Vinh, tướng Hoàng Đan đã hứa sẽ "không làm gì cả", không có con trong 3 năm đầu để vợ được tập trung vào sự nghiệp. Đêm tân hôn, ông không ngủ phút nào, chỉ cầm tay vợ nói chuyện, còn bà An Vinh ngủ được vài ba tiếng.

Người lính đã giữ lời hứa đó cho đến năm 1958, khi vợ được chuyển từ Lạng Sơn về Hà Nội làm việc, hai người mới có cậu con trai đầu tiên.

Tướng Hoàng Đan đạp xe 1.300km hỏi cưới vợ, bài học dạy con từ chiếc bát vỡ  第17张

Thiếu tướng Hoàng Đan và người vợ của mình (Ảnh: Hoàng Nam Tiến).

Khi đã cưới chồng, bà An Vinh có ý thức sâu sắc về việc "phải học bằng chồng" để có nhận thức, trình độ học vấn… bằng bạn đời của mình. Ngoài nuôi con và làm việc, bà học hết cấp 2, cấp 3, rồi học lên cao hơn nữa, trở thành một mậu dịch viên xuất sắc, một đại biểu Quốc hội.

Cách bà An Vinh phấn đấu "phải giỏi bằng chồng" có nhiều ý nghĩa với các bạn trẻ hiện đại. Nếu không cùng nhận thức, tầm nhìn, quan điểm sống và kinh nghiệm, sẽ không thể hiểu và đồng cảm cho nhau. Và hạnh phúc nhất là trong hành trình học tập của bà An Vinh luôn có chồng ủng hộ.

"Anh thích học và rất ham học nên anh cũng muốn người yêu anh như vậy, cái đó cũng không hại gì. Em tùy anh nhé.

Việc học cũng khó nhưng học tập Paven chúng ta sẽ thấy rõ không khó khăn nào không vượt qua được. Paven mù hai mắt mà vẫn học hỏi được, không lẽ chúng ta lại không học được hay sao?".

(Thư ông Hoàng Đan gửi vợ An Vinh khi mới cưới, 15/2/1955)

Dạy con từ chiếc bát vỡ

Ông Hoàng Nam Tiến cho biết quá trình bà An Vinh trưởng thành rất khó khăn nên bà khắt khe với bản thân, với cả con cái trong việc nuôi dạy.

Năm 1962, khi ông Hoàng Đan đang đi học ở Liên Xô. Trong một lá thư gửi vợ, ông hỏi: "Em có quan tâm đến con không? Em có trìu mến với các con không?" và nhắc bà phải thay đổi.

Ông kể cho vợ nghe về một công trình tâm lý học tại Mỹ năm 1958: Có một con khỉ bị mất mẹ, người ta đưa nó vào một căn phòng có một con khỉ bằng bông và một con khỉ bằng gỗ. Con khỉ con ấy chỉ ôm lấy con khỉ bằng bông, nghĩa là ngay cả một con khỉ cũng muốn có cái gì đó ấm áp, mềm mại.

Từ đó, bà An Vinh thay đổi. Khi mang thai ông Tiến, người mẹ thường xuyên xoa bụng nói chuyện với con. Đến khi con ra đời, bà xoa lưng, bóp chân, thay vì lời hát ru, bà đọc Truyện Kiều cho con nghe.

52 tuổi, ông Tiến vẫn được mẹ bóp chân, ru bằng các câu thơ Truyện Kiều.

"Bố tôi đã thay đổi mẹ. Sau này biết chuyện, tôi đã rất ngạc nhiên khi ngày đó, ba đi học quân sự ở nước ngoài nhưng ông đọc cả những nghiên cứu về tâm lý học như thế", ông Tiến cho hay. 

Tướng Hoàng Đan đạp xe 1.300km hỏi cưới vợ, bài học dạy con từ chiếc bát vỡ  第18张

Ông Hoàng Nam Tiến xúc động khi nhắc lại câu chuyện cuộc đời của ba mẹ (Ảnh: Minh Nhân).

Một ký ức khác về ba mẹ khiến ông Tiến nhớ mãi, đó là năm 1972, khi ông mới 3 tuổi, vô tình làm rơi vỡ chiếc bát sứ Hải Dương "hồi đó quý và chất lượng".

Bát rơi xuống đất vỡ tan tành, còn ông Tiến mặt nghệt ra sắp khóc tới nơi. Cả nhà cũng dừng bữa, nín thở. Cứ nghĩ là ông Đan sẽ mắng con, nhưng không! Đột nhiên ông đứng lên, thả cái bát trên tay xuống. Hai cha con phá lên cười.

Ông đứng lên, vào chạn lấy luôn năm cái bát nữa, thả rơi để con trai... cười tiếp. Lúc ấy, bà An Vinh kinh ngạc.

Đến khi lớn lên, cứ mỗi mùa hè, ông Tiến được ba đưa lên doanh trại quân đội ở cùng. Ông được sinh hoạt với tiểu đoàn trinh sát, quân y hay đại đội lái xe. Năm 10, 11 tuổi, ông Tiến đã biết về các loại súng, cách lái xe, có thể tiêm, băng bó hay thực hiện các biện pháp sơ cứu.

"Tôi mong người trẻ tin rằng tình yêu là có thật"

Trung tướng Nguyễn Mạnh Đẩu, nguyên Chính ủy Tổng cục Kỹ thuật, bày tỏ Thư cho em được viết ra không chỉ để lưu giữ ký ức của tác giả và gia đình mà còn chia sẻ với độc giả hôm nay về tình yêu cao đẹp của một thời đại anh hùng của dân tộc.

"Tướng Hoàng Đan bên ngoài lý trí kiên cường, chất thép trong chiến tranh, thì bên trong ôm chứa một tâm hồn lãng mạn cách mạng, có tình yêu thật sự đối với gia đình và vợ con", Trung tướng Nguyễn Mạnh Đẩu nói. 

Tướng Hoàng Đan đạp xe 1.300km hỏi cưới vợ, bài học dạy con từ chiếc bát vỡ  第19张

Trung tướng Nguyễn Mạnh Đẩu, nguyên Chính ủy Tổng cục Kỹ thuật (Ảnh: Minh Nhân).

Nói về mục đích viết cuốn sách này, ông Hoàng Nam Tiến bày tỏ mong muốn kể lại câu chuyện của ba mẹ - chuyện tình vượt qua hai thế kỷ, tràn đầy trìu mến thương yêu và gắn liền với các mốc lịch sử lớn lao của dân tộc.

Ông muốn lưu lại tất cả những gì thuộc về họ, trước hết là cho chính ông, con cháu và đại gia đình - những ai đã sống trong tình yêu thương và che chở của "ba Đan" và "mẹ An Vinh".

Tác giả cũng muốn những người trẻ ngày nay sẽ hiểu được chuyện tình của một người lính và một người cán bộ cách mạng, chính là tình yêu chung của cả một thế hệ.

Tướng Hoàng Đan đạp xe 1.300km hỏi cưới vợ, bài học dạy con từ chiếc bát vỡ  第20张

Ông Hoàng Nam Tiến thay mặt gia đình trao tặng 50 bức thư của ba mẹ cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (Ảnh: Minh Nhân).

Không phải ngẫu nhiên tác giả Hoàng Nam Tiến lựa chọn một trích dẫn kinh điển của văn học Liên Xô làm lời đề dẫn: "Năm tháng sẽ trôi qua, những cuộc chiến sẽ im ắng dần, những cuộc cách mạng sẽ thôi không gào thét, và sẽ còn lại không phôi pha tấm lòng em dịu dàng, nhẫn nại và chan chứa yêu thương". 

Ông tin rằng các bạn trẻ khi đọc cuốn sách này, sẽ thấy rõ thế nào là lãng mạn cách mạng, tình yêu đôi trẻ, tình yêu vợ chồng hòa quyện tình yêu đất nước. 

"Đã có cả một thế hệ đã phải nén tình yêu cá nhân, đặt tình yêu gia đình lại để dành cho tình yêu đất nước trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ. Tôi mong độc giả, nhất là các bạn trẻ, sẽ tin rằng tình yêu là có thật", ông Tiến nói.