Tạm giữ đối tượng chặn xe ô, bắt tài xế quỳ
Liên quan đến vụ việc người đàn ông đập bể kính ô tô, đe dọa tài xế trên đường ở TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương gây bức xúc, sáng 12/8, cơ quan điều tra đang tiến hành giám định tài sản, củng cố hồ sơ để tiếp tục điều tra các dấu hiệu vi phạm.
Trước đó, Trần Tấn Phong sinh năm 1978, địa chỉ khu 3, phường Hiệp An, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương điều khiển xe ô tô biển số 61A-901.78 đi trên đường Nguyễn Chí Thanh và rẽ trái vào đường Lê Chí Dân (thuộc phường Hiệp An, TP.Thủ Dầu Một).
Cho rằng anh P.T.S. (sinh năm 1997) điều khiển xe ô tô biển số 61A-723… cản trở Phong qua đường nên Phong tăng ga đuổi theo, nhiều lần chạy vượt lên phía trước đầu xe của anh P.T.S.
Sau đó, Phong nhặt 1 khúc xương bò dài khoảng 30cm trên vỉa hè và xông tới đập vỡ cửa kính xe ô tô của anh P.T.S. Khi anh P.T.S bước ra khỏi xe thì Phong dùng tay trái nắm tóc và cầm khúc xương bò hù doạ định đánh thì được người dân xung quanh đến can ngăn thì Phong mới dừng lại và bỏ đi.
Cơ quan điều tra xác định, hành vi của Trần Tấn Phong đã gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội có dấu hiệu phạm vào tội "Gây rối trật tự công cộng"; "Cố ý làm hư hỏng tài sản", "Làm nhục người khác".
Trần Tấn Phong sinh năm 1978, địa chỉ khu 3, phường Hiệp An, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Ảnh: CA.
Luật sư Hoàng Anh Sơn, Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh đã phân tích, đối với tội "Gây rối trật tự công cộng" được quy định tại Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 với khung hình phạt từ 3 tháng đến 7 năm tù.
Đối tượng gây ra vụ việc có thể bị truy cứu hình sự
Đối với các trường hợp hành vi chưa đủ mức xử lý hình sự thì có thể bị xử phạt hành chính với hành vi gây rối trật tự công cộng. Các mức xử phạt vi phạm hành chính với hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng được quy định tại Điều 7 Nghị định 144/2021 với mức xử phạt từ 300.000 đồng đến 8 triệu đồng.
Đối tượng "hổ báo" chặn xe ô tô, bắt tài xế quỳ có thể bị xử lý như thế nào. Ảnh: Cắt từ clip.
Đối với hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, luật sư Hoàng Anh sơn cho hay, người vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a, khoản 2, điểm a, khoản 3, điểm c khoản 4 Điều 15, Nghị định 144/2021 của Chính phủ.
Theo đó, người có hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Người vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, nếu là người nước ngoài vi phạm thì bị trục xuất. Bên cạnh đó người vi phạm còn bị buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm.
Ngoài ra, hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, quy định tại Điều 178 Bộ luật hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 36 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017, với hình phạt tù thấp nhất là 3 tháng, cao nhất là 20 năm tù.
Luật sư Hoàng Anh Sơn cũng cho biết thêm, đối với trường hợp trên, người vi phạm có thể còn bị xử lý về tội "làm nhục người khác", quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 05 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Tham khảo thêm
Đăng thảo luận
2024-11-23 15:54:11 · 来自171.10.27.23回复
2024-11-23 16:04:12 · 来自210.34.190.201回复
2024-11-23 16:14:13 · 来自182.89.176.138回复
2024-11-23 16:24:09 · 来自171.14.180.204回复
2024-11-23 16:34:13 · 来自139.198.255.31回复
2024-11-23 16:44:13 · 来自222.94.23.27回复
2024-11-23 16:54:16 · 来自171.11.219.1回复