Đức nằm ở trái tim của châu Âu, có biên giới đất liền với 9 quốc gia. Quyết định này đánh dấu sự thụt lùi đối với quyền tự do đi lại trong Liên minh châu Âu – một trụ cột của dự án châu Âu, và có thể gây căng thẳng cho sự thống nhất của châu lục này.
Các biện pháp được công bố đầu tuần này sẽ áp dụng từ ngày 16/9/2024 đến 15/3/2025, tại biên giới với Bỉ, Luxembourg, Hà Lan và Đan Mạch.
Sau khôi phục kiểm soát biên giới với Áo từ tháng 5, biên giới với Thụy Sĩ, Ba Lan và Cộng hòa Séc từ tháng 6 và biên giới với Pháp từ tháng 7, Đức thực tế đã quay lại thời kỳ kiểm soát biên giới ở châu Âu.
Đức không phải quốc gia duy nhất thực hiện điều này. Chỉ riêng trong năm nay, 10 quốc gia trong khối Schengen đã khôi phục kiểm soát tại một số biên giới của họ vì những lý do như chống khủng bố và kiểm soát nhập cư bất hợp pháp.
Các nhà phân tích cho rằng, dù số lượng người di cư bất hợp pháp ngày càng gây căng thẳng cho hệ thống dịch vụ công, nhưng kế hoạch này có thể cũng mang động cơ chính trị nhằm ngăn phe cực hữu và bảo thủ đối lập giành thêm sự ủng hộ của cử tri trước thềm các cuộc bầu cử cấp bang và liên bang.
Các cuộc thăm dò cho thấy di cư là mối quan tâm hàng đầu của cử tri tại bang Brandenburg ở miền đông nước Đức, nơi sẽ tổ chức bầu cử trong 10 ngày nữa. Ở đó, đảng Dân chủ Xã hội trung tả (SPD) của Thủ tướng Olaf Scholz đang vất vả để giữ quyền điều hành.
Đảng Alternative for Germany (AfD) gần đây trở thành đảng cực hữu đầu tiên kể từ Thế chiến thứ hai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử cấp bang tại Thuringia.
Các vụ tấn công bằng dao chết người gần đây mà nghi phạm là người xin tị nạn cũng làm dấy lên mối lo ngại về vấn đề nhập cư. Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công bằng dao ở thành phố Solingen trong tháng 8 vừa qua, khiến 3 người thiệt mạng.
Một số nước láng giềng thể hiện thất vọng với quyết định của Đức, điều có thể khiến họ phải tiếp nhận thêm người xin tị nạn và ảnh hưởng đến người đi lại và giao thương.
Ngày 9/9, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk kêu gọi tham vấn khẩn cấp với các quốc gia bị ảnh hưởng khác và hỗ trợ nhiều hơn cho chính sách nhập cư của Warsaw.
Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis cho rằng sẽ là sai lầm áp dụng chính sách gây tổn hại cho một trong những thành tựu cơ bản của Liên minh châu Âu.
Thủ tướng Đức muốn sớm kết thúc xung đột Ukraine 09/09/2024 Theo Euronews Xem nhiềuThế giới
Xung đột Nga - Ukraine ngày 23/9: Quân đội Ukraine xâm nhập một khu vực khác trên biên giới Nga
Thế giới
Tổng thống Zelensky nói Ukraine sắp kết thúc xung đột với Nga
Người lính
Hạm đội Biển Đen Nga điều máy bay Su-30 tập trận
Thế giới
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nói về kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
Người lính
Đăng thảo luận
2024-12-03 09:54:13 · 来自121.76.123.6回复
2024-12-03 10:04:16 · 来自210.34.173.125回复
2024-12-03 10:14:15 · 来自210.47.212.74回复
2024-12-03 10:24:17 · 来自182.91.213.148回复
2024-12-03 10:34:12 · 来自121.77.72.139回复