Cùng với 5 dự án BOT đường hiện hữu, TP.HCM cũng nghiên cứu xây dựng đường trên cao một số tuyến nữa. Điểm chung của những tuyến đường này là có đông đúc nhà dân hai bên, xe cộ ùn ứ diễn ra mỗi ngày.
Quốc lộ 13 (TP Thủ Đức) được nghiên cứu phương án làm đường trên cao - Ảnh: CHÂU TUẤN
Theo đó, vì gặp khó trong việc giải phóng mặt bằng khi triển khai các dự án mở rộng, nâng cấp đường, cơ quan chức năng TP.HCM đang nghiên cứu, đề xuất làm đường trên cao để giảm kẹt xe trong tương lai.
Việc làm đường trên cao được Sở Giao thông vận tải TP.HCM đánh giá có thể tăng liên kết giữa đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh, trung tâm công nghiệp, cảng, nhà ga lớn... thường gắn với các tuyến vành đai.
Đồng thời đường trên cao không bị gián đoạn, tốc độ xe chạy cao, thành phần dòng xe chủ yếu là ô tô. Tuy nhiên nhược điểm của giải pháp này là một số vị trí phải điều chỉnh quy hoạch, làm ảnh hưởng đến các hộ dân, hạ tầng kỹ thuật khác. Do đó, sở sẽ phối hợp cùng các đơn vị liên quan, tham vấn từ các chuyên gia giao thông đô thị để tính toán kỹ lưỡng.
Hiện nay, 5 dự án BOT đường hiện hữu ở TP.HCM cũng được tính toán đến phương án làm trên cao. Ban đầu các dự án này dự kiến nâng cấp và mở rộng thông thường.
Cụ thể 5 tuyến này gồm:
- Quốc lộ 13 đoạn từ ngã tư Bình Phước đến cầu Bình Triệu;
- Quốc lộ 1 đoạn từ An Lạc đến giáp tỉnh Long An; quốc lộ 22 đoạn từ nút giao An Sương đến đường vành đai 3 TP.HCM;
- Trục đường Bắc - Nam (từ đường Nguyễn Văn Linh đến nút giao cầu Bà Chiêm) và cầu đường Bình Tiên (đoạn từ đường Phạm Văn Chí đến đường Nguyễn Văn Linh).
- Ngoài ra, Sở Giao thông vận tải nghiên cứu chuyển đường Xô Viết Nghệ Tĩnh và Đinh Bộ Lĩnh (quận Bình Thạnh).
- Tương tự là quốc lộ 22 nối Trường Chinh - Cộng Hòa, dài 11,2km với số vốn khoảng 11.900 tỉ đồng (khoảng 800 tỉ đồng tiền mặt bằng), được đầu tư bố trí bổ sung kế hoạch dự án trong năm 2025.
Hình ảnh các tuyến có thể làm đường trên cao:
Quốc lộ 13 diễn ra tình trạng kẹt xe như cơm bữa. Người dân hy vọng tuyến đường này sớm được xây dựng mở rộng hoặc một phương án nào đó để giảm kẹt - Ảnh: CHÂU TUẤN
Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở hướng đường này về phía quận Bình Thạnh. Trong ảnh là ngã năm Đài liệt sĩ ùn ứ xe cộ vào chiều 30-9 - Ảnh: CHÂU TUẤN
Vào khoảng từ 7h - 9h mỗi ngày, dòng xe rồng rắn nối đuôi nhau trên đường Đinh Bộ Lĩnh - Ảnh: CHÂU TUẤN
Mới đây, Sở Giao thông vận tải TP.HCM cũng đã đề xuất nâng cấp và mở rộng đường Xô Viết Nghệ Tĩnh và Đinh Bộ Lĩnh với tổng vốn gần 10.000 tỉ đồng, ưu tiên làm từ 2024 đến năm 2030. Cùng với đó là nghiên cứu làm đường trên cao với hai tuyến này - Ảnh: CHÂU TUẤN
Quốc lộ 1 đoạn từ An Lạc đến giáp tỉnh Long An cũng nằm trong danh sách nghiên cứu, tính toán làm đường trên cao - Ảnh: CHÂU TUẤN
Hiện trạng quốc lộ 1 thường xuyên ùn tắc giao thông, đặc biệt tại đoạn nút "thắt cổ chai" cầu Bình Điền vào các dịp lễ, Tết - Ảnh: CHÂU TUẤN
Trong khi đó, trục Trường Chinh - Cộng Hòa vốn quá tải nhưng đã mở rộng hết kích cỡ theo quy hoạch. Do đó, cơ quan chức năng nghiên cứu làm đường trên cao, dài 11,2km nối về hướng sân bay Tân Sơn Nhất - Ảnh: CHÂU TUẤN
Còn đối với dự án cầu đường Bình Tiên dài 3,2km - nối trung tâm về huyện Bình Chánh - được TP phê duyệt đầu tư theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao). Con đường nối trung tâm ra khu Nam, về cửa ngõ các tỉnh miền Tây. Mới đây cơ quan chức năng TP.HCM cho biết sẽ nghiên cứu làm đường trên cao cùng với 4 dự án còn lại - Ảnh: CHÂU TUẤN
So sánh kỹ để đánh giá phương án làm đường trên cao
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, TS Võ Kim Cương - nguyên phó Kiến trúc sư trưởng TP.HCM - ủng hộ thành phố nghiên cứu làm một số tuyến đường trên cao để giảm kẹt xe, nhưng lưu ý tính toán kỹ cách thiết kế, mặt được và chưa được đối với người dân sinh sống dọc tuyến.
"Ví dụ về việc giải phóng mặt bằng mở rộng đường Đinh Bộ Lĩnh, Xô Viết Nghệ Tĩnh khá khó, nên TP.HCM cần nghiên cứu thêm phương án làm đường trên cao. Với tôi, đây là một phương án khá ổn để so sánh với các phương án khác.
Chính quyền thành phố và nhà đầu tư hoàn toàn có quyền chọn phương án làm đường trên cao vì đã có quy hoạch rồi. Nếu giải tỏa gặp khó khăn và không giải tỏa đúng lộ giới đảm bảo mặt cắt ngang thì có thể làm đường trên cao, tăng mặt cắt ngang đường, đủ làn xe. Kinh phí đó có thể làm được, khả thi về tài chính".
Đăng thảo luận
2024-11-16 07:44:10 · 来自121.77.88.51回复
2024-11-16 07:54:09 · 来自106.81.18.38回复
2024-11-16 08:04:08 · 来自139.198.162.197回复
2024-11-16 08:14:07 · 来自106.90.124.200回复
2024-11-16 08:24:07 · 来自222.16.34.67回复