Lời giải bất ngờ cho câu hỏi tại sao con người lại không có đuôi? 第1张 Bộ xương của người và khỉ tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Steinhardt ở Tel Aviv, Israel ngày 19 tháng 2 năm 2018. (Nguồn: AP) Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link

Đuôi vốn là một bộ phận xuất hiện ở hầu hết các loài động vật có xương sống trong hơn 500 triệu năm qua. Nhưng con người đã mất đuôi từ khoảng 20-25 triệu năm trước và được phỏng đoán là do tiến hóa khi chuyển từ leo trèo trên cây sang đi bằng 2 chân trên mặt đất.

Tuy nhiên, mới đây, các nhà khoa học Mỹ đã xác định được một đột biến DNA đã dẫn đến việc tổ tiên của chúng ta bị rụng đuôi.

Đột biến này nằm trong gene TBXT có liên quan đến chiều dài đuôi ở một số loài động vật có xương sống. Khi một phần nhỏ DNA có tên là gene nhảy AluY được chèn vào, đuôi sẽ biến mất.

Khám phá ấn tượng này bắt đầu khi tác giả nghiên cứu đầu tiên Bo Xia , hiện là nhà nghiên cứu chính tại Viện Broad của MIT và Đại học Harvard, bị thương ở xương cụt và bắt đầu quan tâm đến nguồn gốc của bộ phận này.

Trước nghiên cứu này, có rất nhiều giả thuyết về lý do người vượn nhân hình tiến hóa và rụng đuôi, trong đó phổ biến nhất là mối liên hệ trong việc con người chuyển sang đi bằng hai chân và không cần đuôi khi đứng thẳng.

Nghiên cứu của Bo Xia và các đồng nghiệp lần đầu tiên đề xuất lời giải vì sao con người mất đuôi là do “một cơ chế di truyền.”

Trong qua hàng triệu năm qua, những thay đổi trong DNA đã cho phép động vật tiến hóa. Một số thay đổi chỉ liên quan đến một bậc duy nhất trong thang xoắn của DNA, nhưng cũng có những thay đổi khác phức tạp hơn.